CHIẾT XUẤT THẢO DƯỢC VÀ CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT

CHIẾT XUẤT THẢO DƯỢC VÀ CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT

19:56 - 25/01/2021

IMPT trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ dược với sứ mệnh mang đến các sản phẩm an toàn, chất lượng hiệu quả.

IMPT NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG MỘT SỐ LOÀI HOA CÚC LÀM TRÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU TÂY BẮC
XÂY DỰNG BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ VỚI ỨNG DỤNG AI TRONG Y TẾ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG Y HỌC
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Y TẾ IMPT
IMPT mong muốn người tiêu dùng có thể bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ chính mình. Khuynh hướng thế giới rất khuyến khích sử dụng các sản phẩm tự nhiên. Ưu điểm vượt trội của các sản phẩm IMPT là ứng dụng cộng nghệ bào chế xanh, công nghệ sinh học phân tử và công nghệ nano. Tinh chiết bằng công nghệ cao dễ hấp thu, đạt hiệu quả nhanh hơn và an toàn khi sử dụng. Hỗ trợ tận gốc các vấn đề sức khỏe. Các sản phẩm của IMPT được kiểm chứng lâm sàng, được nghiên cứu bằng khoa học hiện đại, được bộ y tế cấp phép lưu hành và các chuyên gia tin dùng và khuyên dùng.
⚛☸Chiết xuất thảo dược và công nghệ chiết xuất
Cùng với xu hướng sử dụng sản phẩm thuần tự nhiên và nhờ vào sự tiến bộ của y dược học hiện đại, các loại thực phẩm chức năng có quy trình chiết xuất thảo dược ngày một phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiềm năng của thảo dược vẫn chưa thực sự được phát huy một khi ngành công nghiệp chiết xuất chưa được đầu tư xứng tầm.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% dân số thế giới đã và đang sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu và lợi nhuận thu được từ thị trường này trên toàn cầu hàng năm lên tới 60 tỷ USD. Những sản phẩm này là sự kết hợp theo các công thức nhất định của các thành phần lấy từ bất cứ phần nào trên thảo dược (hoa, quả, lá, cành, rễ…) ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, chế biến hay chiết xuất bao gồm: Acid béo, sterol, alkaloid, flavonoid, glycosid, saponin… Tuy vậy, không phải chiết xuất thảo dược nào cũng giống nhau cho dù chúng có nguồn gốc từ cùng một loại thảo dược. Bên cạnh chất lượng chiết xuất thảo dược bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu, chất lượng dung môi chiết xuất.
Quá trình chiết xuất thảo dược
Qua kinh nghiệm phòng trị bệnh lâu đời của Đông y, thảo dược phải được qua sao, bào, tẩm, chế… mới đạt được các mục đích như: Làm giảm bớt chất độc (nếu có) trong thảo dược; Điều hòa lại tính năng của sản phẩm hoặc nhằm đạt một mục tiêu cụ thể nào đó trong phép chữa trị; Loại bỏ các tạp chất có hại và những bộ phận không cần thiết để làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm; Làm cho sản phẩm dễ sử dụng và dễ bảo quản, vì hầu hết các loại thảo dược chỉ sinh trưởng có mùa. Tuy nhiên, không phải cách xử lý truyền thống nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của ngành sản xuất thực phẩm chức năng.
Cùng với sự phát triển của y dược học hiện đại, công nghệ chiết xuất thảo dược cũng đã được nâng tầm hơn và là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của quá trình nghiên cứu thực phẩm chức năng (TPCN) có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm cả các phương pháp truyền thống và hiện đại được phối hợp: Phương pháp chiết xuất thảo dược truyền thống sử dụng dung môi kết hợp với gia nhiệt và khuấy trộn như chiết lạnh hay chiết nóng; Công nghệ chiết xuất hiện đại bao gồm chiết siêu âm UAE, chiết vi sóng MAE, chiết siêu tới hạn SPE và chiết dung môi nhanh ASE…sấy phun sương, sấy lạnh....
Các chiết xuất thu được thường được gọi là cao dược liệu ở các dạng cao đặc, cao lỏng, cao khô hay tinh dầu. Nhiều phương pháp chiết xuất thảo dược hiện đại đã thể hiện nhiều ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống thông qua các tiêu chí: Hàm lượng chất mong muốn được chiết xuất cao hơn; Chiết xuất ít tạp chất; Thời gian xử lý ngắn hơn; Chi phí thấp hơn; Hiệu quả khi sử dụng sản phẩm cao hơn…thường được gọi là cao dược liệu ở các dạng cao đặc, cao lỏng, cao khô hay tinh dầu.
Công nghệ chiết xuất thảo dược
Với hơn 4.000 dược liệu có thể sử dụng trực tiếp hoặc tách chiết hoạt chất để sản xuất TPCN, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu thô và cao dược liệu từ nước ngoài. Điều đáng lo là một số nguyên liệu nhập khẩu chưa phải là nguồn nguyên liệu an toàn, đảm bảo cho sản xuất.
Việc đầu tư để nâng cao công nghệ và chất lượng chiết xuất thảo dược (chiết xuất dược liệu) vì thế là đòi hỏi cấp thiết. Trên thực tế, đây cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian qua.
Nhiều công nghệ chiết xuất thảo dược mới đã được các doanh nghiệp “đặt hàng” từ các viện, cơ sở nghiên cứu, nhiều công nghệ chiết xuất tiên tiến trên thế giới cũng đã được chuyển giao và ứng dụng. Một số doanh nghiệp đã đầu tư các nhà máy chiết xuất dược liệu với thiết bị hiện đại ở các vùng nguyên liệu, có thể kể tới những cái tên như: Công ty Cp dược vật tư y tế Hải Dương, Công ty CP Hóa Dược Việt Nam…
Nếu càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nghiên cứu, công nghệ, nhà máy, trang thiết bị chiết xuất, các dây chuyền chiết xuất hiện đại cùng với các quy trình chiết xuất thảo dược tiên tiến cho ra nhiều sản phẩm cao dược liệu chất lượng cao thì sẽ càng giúp ngành thực phẩm chức năng phát triển mạnh mẽ, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Có lẽ chưa bao giờ, số lượng các đông dược thành phẩm được sản xuất trong nước, kể cả thuốc và thực phẩm chức năng, lại phong phú như bây giờ. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến năm 2011 đã có tới 1086 chế phẩm thuốc đông y đang lưu hành trên thị trường. Nhưng, cũng chưa bao giờ chất lượng của những sản phẩm này lại trở thành vấn đề hết sức bức thiết như hiện nay. Bởi lẽ, ở tất cả các khâu từ trồng trọt, thu hái, bào chế, bảo quản...để đảm bảo dược liệu có đủ các tiêu chuẩn: đúng, tốt, sạch/tinh khiết và các đông dược thành phẩm đạt yêu cầu: đúng, tốt và tinh khiết đều có những điều hết sức bất cập, trong đó có vấn đề công nghệ chiết xuất dược liệu.
Có thể nói, công nghệ chiết xuất dược liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của đông dược thành phẩm. Đây là sự khác nhau giữa tân dược mà nguyên liệu được biết rõ về thành phần hóa học với đông dược có nguồn gốc cây cỏ, thành phần phức tạp và trong nhiều trường hợp còn chưa xác định được thành phần có tác dụng. Mỗi đông dược thành phẩm có đạt được những yêu cầu của tiêu chuẩn hóa hay không cũng liên quan tới việc định lượng hoạt chất hay chất đặc trưng của mỗi dược liệu. Điều này được thực hiện bằng hai cách: thiết lập những phổ hay sắc ký đồ đối chiếu của thành phẩm tiêu chuẩn để so sánh và tiến hành kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất.
Có một nghịch lý là, trong khi kho dược liệu của nước ta hết sức phong phú với gần 4000 cây thuốc có thể trực tiếp làm thuốc hoặc để tách chiết một số hoạt chất bào chế đông dược thành phẩm, ngành dược chúng ta lại phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, tình trạng phụ thuộc này là do nước ta chưa đầu tư đúng mức vào công nghệ tách chiết tinh khiết để khai thác nguồn dược liệu quý giá sẵn có. Trên thực tế, công nghiệp chiết xuất của chúng ta chưa phát triển, hầu như chưa có các nhà máy chiết xuất lớn theo đúng nghĩa của nó. Các cơ sở thường tự xây dựng các phân xưởng chiết xuất nhỏ phục vụ cho nhu cầu của riêng mình. Phương pháp chiết xuất chủ yếu vẫn là nấu cao, cô cao trực tiếp ở áp suất thường trong không khí và điều kiện nhiệt độ không chuẩn xác. Các cơ sở chiết dược liệu ở vùng trồng (nếu có) cũng chủ yếu là cơ sở nhỏ chế biến một loại cao nhất định với các trang thiết bị khá thô sơ. Một vài doanh nghiệp nắm bắt được sự phát triển của thị trường đã bắt đầu đầu tư các nhà máy chiết xuất ở các vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, phần lớn các trang thiết bị của các nhà máy này vẫn chỉ dùng để “nấu cao” ở quy mô lớn có sự hỗ trợ của máy móc. Một số cơ sở nhỏ có thiết bị hiện đại hơn (chiết có gia nhiệt với các dung môi cồn, cồn - nước, cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm…) nhưng lại thiếu những quy trình chiết, các sản phẩm chiết có chất lượng cao đặc trưng cho cơ sở, có sản lượng đủ lớn cạnh tranh với nước ngoài. Việc đầu tư các thiết bị chiết xuất, các dây chuyền chiết xuất hiện đại cùng với các quy trình chiết xuất dược liệu tiên tiến, hiệu quả chỉ mới là ý tưởng hay mơ ước.
Điều đó cho thấy, với một tiềm năng hết sức to lớn, nếu có một đường hướng đúng đắn và mạnh dạn, công nghệ đầu tư hiện đại và tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao và chuyên nghiệp thì chúng ta có thể tạo ra một sức bật mới, một sự chuyển biến về chất cho công cuộc phát triển công nghệ chiết xuất dược liệu.
Đề án “Phát triển công nghệ bào chế dược và xây dựng mô hình chuỗi liên kết 4 nhà” của IMPT là
Nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghệ có chất lượng cao ở trong nước, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hoá dược phục vụ ngành dược và công nghiệp bào chế thuốc chữa bệnh, nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu và tài nguyên thiên nhiên quý giá và thế mạnh của nước ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trong nước và xuất khẩu.