HỖ TRỢ BẢO VỆ NIÊM MẠC DẠ DÀY, HỖ TRỢ DÙNG CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY CÓ VI KHUẨN HP

GIÚP GIẢM DỊCH VỊ ACID VÀ HỖ TRỢ GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

DÙNG CHO NGƯỜI BỊ:

Viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Người dùng thuốc, rượu bia và hóa chất gây hại trên dạ dày.

  1. Đau dạ dày: Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương niêm mạc chủ yếu là do bị viêm loét gây lên. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.
  2. Dấu hiệu đau dạ dày điển hình: Triệu chứng đau dạ dày tá tràng thường có những biểu hiện rõ rệt tuy nhiên một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ. Sau đây là những biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:
  • Đau thượng vị, nóng rát vùng thượng vị.
  • Đầy bụng, kém ăn, người bệnh cảm thấy đầy hơi chướng bụng, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn khan, ứ nghẹn ở cổ, khó nuốt, nôn thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ăn quá no hoặc đói.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Trào ngược dạ dày thực quản: tức ngực, đau vùng ức mũi hoặc xương ức, lưỡi bám trắng, đắng miệng hơi thở có mùi. Trào ngược lâu ngày dẫn đến ho dai dẳng, ho nhiều về đêm.
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, phân sống. Bị chảy máu tiêu hóa.
  • Cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sút cân, mất ngủ.
  1. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nguyên nhân của bệnh đau dạ dày cụ thể là do viêm loét dạ dày, tá tràng:

Viêm loét dạ dày, tá tràng là một trong những chứng bệnh của bệnh đau dạ dày. Khi dạ dày viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày. Theo mô học thì bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với

mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm. Đặc điểm của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: Viêm loét dạ dày, tá tràng thường xuất hiện ở khu vực tá tràng (phần đầu ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với viêm loét ở khu vực dạ dày. Những biểu hiện của vết loét có thể là vết ăn mòn, lõm hoặc hố như miệng núi lửa hay các vết lồi giống như polyp đại tràng.Các vết viêm loét thông thường lõm ở trong dạ dày và lồi ở khu vực tá tràng. Các vết lồi ở tá tràng thường nổi lên trên các mô xung quanh và có hình dạng khác nhau.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.

Trong đó:

  • Yếu tố tấn công: Acid và pepsinogen.
  • Yếu tố bảo vệ: lớp nhầy, tế bào mô niêm mạc, prostaglandin, HCO3-.....

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng:

Do nhiễm khuẩn, vi khuẩn HP chiếm 70% nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam. Vi khuẩn HP vừa là nguyên nhân vừa khiến bệnh nặng hơn, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày.... vi khuẩn HP sinh sống trên niêm mạc dạ dày và tiết ra hàng loạt các enzyme, nội độc  tố .... Chúng gây hoại tử, bong tróc các tế bào biểu mô dạ dày hình thành nên vết loét. Vết loét càng trầm trọng khi HP làm tăng các yếu tố tấn công dạ dày như acid HCL, pepsin.... việc loại trừ vi khuẩn HP là bước không thể thiếu khi muốn điều trị tận gốc căn bệnh dạ dày tá tràng. Rất ít người nghĩ bệnh dạ dày có thể lây…nhưng thực ra đây là nguyên nhân nhiều gia đình cả nhà đều bệnh. Bản chất đau dạ dày không lây, nhưng khuẩn HP gây bệnh thì lây từ người này qua người khác qua đường ăn uống.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Loét dạ dày: Đau thượng vị từng đợt, kéo dài 2-8 tuần, cách nhau vài tháng tới vài năm, gia tăng theo mùa đặc biệt mùa đông. Đau liên quan đến bữa ăn, sau ăn no từ 30 phút - 2 giờ, đau quặn tức và có thể lan ra sau lưng nếu ổ loét nằm ở mặt sau.
  • Loét tá tràng: Cơn đau thường rõ ràng hơn viêm loét dạ dày. Đau xuất hiện sau ăn 2-4 giờ hoặc đêm khuya 1-2 giờ sáng, đau kiểu quặn thắt và lần ra sau lưng về phía bên phải.
  1. Những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng:
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá.
  • Bị viêm loét dạ dày do sử dụng nhiều thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày và các hóa chất: Các chất gây hại cho dạ dày thường gặp như: acid, bụi kim loại, lạm dụng kháng sinh, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày. Một số thống kê cho thấy 15% số người dùng thuốc giảm đau liên tục trong 3 tháng sẽ mặc nhiên viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày do nhiễm trùng: Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis). Ngày nay, hiện tượng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được hầu hết các chuyên gia tiêu hóa quan tâm vì mức độ nghiêm trọng của nó đối với bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày và tá tràng. Hầu như bệnh nhân bị viêm dạ dày là do vi khuẩn HP.
  • Viêm loét dạ dày do thần kinh: Hiện tượng viêm loét dạ dày rất thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, stress khiến dạ dầy bị áp lực dẫn tới đau nhức.
  1. Biến chứng
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng ổ loét
  • Loét tiến triển ung thư hóa
  1. Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng

Để điều trị được bệnh viêm loét dạ dày trước tiên cần phải xác định được mục tiêu và các nguyên tắc điều trị bệnh.

Mục tiêu điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Làm liền ổ loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm acid dịch vị, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày:

  • Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc có cùng cơ chế điều trị bệnh. Chủ yếu là điều trị nội khoa. Không phẫu thuật, chỉ thực hiện điều này khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng và được chỉ định phẫu thuật bởi bác sỹ có chuyên môn.
  • Thời gian điều trị bệnh có hiệu quả nhất từ 4 – 12 tuần cho 1 lần điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể (Bệnh cần thời gian đủ dài để các vết viêm loét có thể phục hồi được, không được gấp).
  • Sau mỗi đợt điều trị cần đi khám lại để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của mỗi đợt trị bệnh.
  • Dùng thuốc, các loại thực phẩm chức năng có khả năng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày,tá tràng.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế chất kích thích, rượu bia, thuốc lá. Ăn uống đúng giờ. Người bị dạ dày tốt nhất là nên ăn đúng giờ, không được để bụng quá đói hay ăn quá no. Không nên ăn bù khi bỏ bữa vì thế hãy tập thói quen ăn uống đúng giờ. Hạn chế ăn đêm để hạn chế tình trạng mắc bệnh béo phì và ảnh hưởng xấu đến dạ dày vì phải tiếp nhận lượng thức ăn lớn. Vì vậy khi ăn đêm rất dễ thấy khó tiêu, đầy bụng gây mất ngủ. Chia nhỏ bữa ăn ra. Hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Nếu ăn quá no dạ dày sẽ bị kích thích tiết nhiều axit gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Vì thế nên ăn vừa đủ, nhai chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát. Không nên ăn cơm cùng với canh vì thức ăn sẽ khó được nhai kỹ khi nuốt sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều. Việc nhai kỹ sẽ khiến nước bọt tiết ra nhiều giúp trung hoà lượng axit bị dư thừa ở dạ dày, hạn chế tình trạng loét nặng hơn. Ngủ đúng giờ, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cần để ý đến chế độ làm việc hợp lý, tránh các công việc quá sức, căng thẳng thần kinh, stress tâm lý. Sau mỗi đợt điều trị cần đi khám lại.

Ngay khi biết đau dạ dày  nên  làm ngay các bước sau đây:

Người bệnh cần đến bệnh viện để được chuẩn đoán, xét nghiệm dạ dày xem có bị nhiễm khuẩn Hp hay không?, các phương pháp sử dụng (Kiểm tra máu, kiểm tra hơi thở bằng thổi máy, nội soi hoặc thử phân).  Nếu có thì dẫn gia đình đi khám để cùng hỗ trợ điều trị, tránh trường hợp lây chéo là nguyên nhân mãi không hết và tái phát nhiều lần.

Khi mắc viêm loét dạ dày, tá tràng do khuẩn HP hoặc trường hợp phát hiện bị nhiễm khuẩn HP dương tính, các bác sĩ thường đề nghị người bệnh điều trị bằng phác đồ điều trị kháng sinh, hỗn hợp thuốc tây y. Bao gồm ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP, thuốc chống viêm, làm lành vết loét và chống acid cho niêm mạc dạ dày trong thời gian ít nhất 14 ngày với mục tiêu diệt vi khuẩn HP tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.

Khi sử dụng thuốc tân dược để chữa đau dạ dày do HP, người bệnh cần tuân thủ liều lượng từ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý kết hợp các loại thuốc có cùng cơ chế điều trị tại một thời điểm. Tuy các loại thuốc kháng sinh có ưu điểm là dùng 1 liều trong thời gian ngắn, cơn đau giảm nhanh nhưng nguy cơ tái phát và kháng thuốc rất cao. Bên cạnh đó, dùng kháng sinh nhiều gây ảnh hưởng đến chính sức khỏe dạ dày, gan, thận…Do đó, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay thêm xu hướng sử dụng Thuốc Đông dược cũng là phương pháp được khuyên dùng, người bệnh ngoài điều trị bằng tây y thì  lựa chọn thêm các giải pháp vừa an toàn, không tác dụng phụ vừa đem lại hiệu quả lâu dài, từ gốc.

Đau dạ dày không phải là bệnh nan y, nhưng đây là bộ phận lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên luôn phải hoạt động liên tục trong môi trường ẩm ướt. Do vậy các vết viêm nhiễm thường khó lành. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng hồi phục khi được chữa trị sớm, đúng phương pháp và kiên trì. Đau thượng vị, khó chịu vùng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược, buồn nôn và nôn, chán ăn. Đây chỉ là những dấu hiệu ở giai đoạn cấp tính. Ở giai đoạn nặng hơn, vi khuẩn HP có thể khiến cho người bệnh gặp những triệu chứng tương đối “đáng sợ”. Triệu chứng nặng cảnh báo người đang mắc viêm dạ dày HP nặng. Để giảm thiểu các triệu chứng đau dạ dày và thoát khỏi nguy cơ mắc ung thư dạ dày, cũng như những biến chứng nặng do vi khuẩn HP gây ra (viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày…). Vì vậy người bệnh nên tham khảo sử dụng đông dược được làm từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

DẠ DÀY KOFACINS của Viện Khoa học Công nghệ Y dược (IMPT) hỗ trợ giảm các triệu chứng biểu hiện của viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản, không thấy báo cáo có tác dụng phụ (sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

 

 

Bình luận