BỔ PHẾ (PHỔI) GIẢM HO COPDSCARE

  • CC03

COPDSCARE ®

Fritillaria roylel Hook 50 mg

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

GIÚP THANH PHẾ - BỔ PHẾ, HỖ TRỢ HẠN CHẾ HO NHIỀU

DÙNG CHO NGƯỜI BỊ:

Ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, phòng phổi tắc nghẽn (copd).

Dùng cho người bị phế hư, ho suyễn, tân dịch hao tổn, miệng háo khát nước, ra mồ hôi nhiều, người lao động trong môi trường ô nhiễm khói bụi, ồn, nóng, hút thuốc.

Ho là một triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm, không khí ẩm ướt, sự thay đổi thời tiết đột ngột... Ho là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh đường hô hấp. Cơn ho xảy ra do các tế bào tại đường hô hấp bị kích thích và làm cho phổi cần phải đẩy không khí ra ngoài. Thông thường, cơn ho có thể xuất hiện khi người bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng... Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nhiễm trùng hô hấp, ho có thể kèm theo sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau rát họng, đờm, chất nhầy, thậm chí có lẫn máu. Lúc này, ho chính là biểu hiện cảnh báo bệnh lý nguy hiểm hơn như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

  1. Ho khan: Ho khan thường do cảm lạnh và cúm. Ho khan thường có ít hoặc không có dịch nhầy trong cổ họng, người bị ho có thể cảm thấy ngứa ngáy ở cổ họng và không thể ngừng ho.
  2. Ho có đờm

Ho có đờm xảy ra khi ho có kèm theo dịch nhầy hoặc đờm. Ho có đờm thường là do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi.

Trong hầu hết các trường hợp, các cơn ho có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu cơn ho dai dẳng, cần xem xét và chẩn đoán nguyên nhân khác gây ra ho.

  1. Có nhiều nguyên nhân gây ho và ho dai dẳng
  • Ho do viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là nhiễm trùng cấp tính thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, xoang, họng và thanh quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho, thường là do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, virus và vi khuẩn virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường kéo dài hơn một tuần. Các triệu chứng: Nghẹt mũi và chảy nước mũi, ho khan, viêm họng, sốt cao, hay hắt xì, ho nhiều, đau rát họng, đau mỏi cơ khớp, khàn tiếng, thở nhanh hoặc khó thở, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức đề kháng suy giảm …Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh chuyển biến rất nhanh, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao có khi lên tới 39 độ C. Viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.

  • Viêm mũi:Là tình trạng các mô hô hấp ở mũi sinh ra niêm dịch để cản trở vi khuẩn và dị nguyên trong không khí. Ban đầu, mũi chỉ tiết ra dịch nhầy nhưng sau một vài ngày sẽ đặc nên gây ngạt mũi, khó thở.
  • Viêm họng: Viêm họng là một dạng bệnh nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Bản chất của viêm họng không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan với bệnh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như áp xe họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản. Các triệu chứng đau họng do cúm là: mệt mỏi, đau nhức, nóng lạnh, sốt trên 38 độ C. Trong khi đó, các triệu chứng đau họng do mononucleosis là: Các hạch bạch huyết sưng ở cổ và dưới nướu, sưng amidan, nhức đầu.
  • Viêm xoang: Viêm xoang làm cho dịch viêm chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích gây ho, người bệnh thường có triệu chứng sốt, nhức đầu, chảy mũi, đau họng, có đờm.
  • Ho do viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.

Viêm phế quản có hai loại gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy, loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm.

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến gồm: Ho kéo dài; ho ra chất nhầy, có lẫn máu; mệt mỏi; khó thở; sốt; tức ngực. Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus, loại virus này cùng loại với virus cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mạn tính là do hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi, khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc sẽ làm tình trạng xấu đi.

  • Ho dị ứng và suyễn: Hen suyễn là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây co thắt đường thở và tăng tiết đờm dãi làm cho người bệnh có cơn khó thở cấp, trước đó thường là hắt hơi, ho đờm đục trắng. Nguyên nhân gây khởi phát cơn hen có thể là phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định.
  • Ho do trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây viêm mạn tính.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Là hậu quả của một số bệnh như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính. Căn bệnh phổi phổ biến này gây cản trở luồng không khí và dẫn đến khó thở. Một trong những triệu chứng chính là cơn ho kèm nhiều đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Các triệu chứng khác gồm khó thở, thở khò khè và mệt mỏi.
  • Ho do thuốc: Ho có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như tăng huyết áp, có thể gặp khoảng 20% số bệnh nhân dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Viêm phổi: Là bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do virus, có thể do vi khuẩn, triệu chứng thường gặp là sốt, ho có đờm, có thể tức ngực, khó thở. Bệnh thường nguy hiểm hơn với trẻ em và người cao tuổi.
  • Ung thư: Các bệnh lý ung thư vùng hầu họng như ung thư vòm, các khối u trung thất, hay ung thư phổi… có thể gây chèn ép và gây triệu chứng ho kéo dài, có thể ho ra máu, kèm theo sút cân, mệt mỏi, và các triệu chứng khác.
  1. Ho mạn tính

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài hơn thông thường từ 8 tuần trở lên. Những cơn ho này đôi khi báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn khác: Nhiễm trùng không được điều trị hoặc virus đường hô hấp kéo dài hơn bình thường; Dị ứng; Hút thuốc; Tiếp xúc với các tác nhân kích thích như nấm mốc hoặc bụi mạt tại nhà hoặc nơi làm việc; Viêm phổi hoặc bệnh phổi khác; Ung thư vòm họng; Rối loạn nuốt.

  • Các bệnh viêm đường hô hấp lây truyền qua đường hô hấp thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi. Viêm đường hô hấp do virus thường lây lan nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Virus có thể sống hàng giờ trên các đồ vật, đồ dùng. Nếu chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm, sẽ có nguy cơ nhiễm virus. Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do hắt hơi hoặc ho.
  • Môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Khi thường xuyên tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn,…thì chắc chắn sẽ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus hay hóa chất độc hại.
  • Sức đề kháng yếu. sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch; Tuổi tác: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc mắc bệnh cao hơn.
  • Làm việc xung quanh các chất kích thích phổi nhất định; Tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng; Lười vận động, Nghiện hút thuốc; Người tiếp xúc với ngũ cốc hoặc bông dệt hay, bụi mạt than đá, khói hóa họcsẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phòng ngừa:

Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên. Ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh; Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh; Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng; Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…; Tạo không khí ẩm: giữ ẩm không khí sẽ giúp giữ ẩm cho mũi và niêm mạc xoang; Hãy thử nhỏ mũi bằng nước muối; Không tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng; Nghỉ ngơi và hạn chế đến nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc đang mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác; Súc miệng bằng nước muối ấm; Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá; Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn; Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc; Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác; Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân; Tránh các nguồn gây dị ứng; Đeo khẩu trang, mặt nạ khi ở trong không khí ô nhiễm, đặc biệt là khi đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa. 

Hiện nay, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều phương pháp điều trị viêm đường hô hấp và trên thực tế đã có nhiều người lạm dụng việc dùng thuốc tân dược quá mức dẫn đến mặt trái của việc dùng thuốc là có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày... Hơn nữa, việc dùng thuốc sai cách còn dẫn đến hiện tượng “nhờn thuốc”, “kháng thuốc”, kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm phổi, phế quản cấp tính nếu không điều trị triệt để sẽ chuyển sang mạn tính, thường xuyên bị tái phát. Do đó, để cải thiện dứt điểm tình trạng này, việc điều trị cần đáp ứng được các tiêu chí:

- Cải thiện triệu chứng bằng cách giảm ho (đặc biệt là với cơn ho về đêm), giảm đờm.

- Ngăn ngừa viêm họng và triệu chứng ho tái phát; ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do ho kéo dài lâu ngày.

- Giúp thanh phế - bổ phế, tăng cường miễn dịch đồng thời phòng tránh tái phát tình trạng ho, đờm hiệu quả.

- An toàn khi dùng dài ngày, giúp ngăn ngừa cơn ho tái phát.

COPDSCARE được các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra công thức dựa trên bài thuốc tân sinh (Thanh phế - Bổ phế) với các cơ chế tác dụng của các thảo dược sau:

  1. Mạch môn tên khoa học Ophiopogon Japonicus(L.f.) Ker-Gawl, là một loài thực vật trong Chi Mạch môn(Ophiopogon) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trong y học cổ truyền Trung Hoa củ của Ophiopogon japonicus, gọi là mạch môn đông, là một loại dược thảo. Theo Chinese Herbal Medicine Materia Medica, loại dược thảo này có vị cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng) và hàn (lạnh), có tác dụng với các kinh tâm (tim), phế (phổi), vị (dạ dày) có công năng bổ âm, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, trừ đờm. Tác dụng giúp chữa ho, viêm phế quản mạn tính, ho do thay đổi thời tiết. Tại Việt Nam, nó được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc, làm thuốc ho, long đờm.
  2. Cát cánh tên khoa học Platycodon grandiflorum (Jacq) A.DC. Nó có nguồn gốc tại khu vực đông bắc châu Á(Trung Quốc, Đông Siberi, Triều Tiênvà Nhật Bản). Vị đắng cay, tính bình qui kinh Phế. Cát cánh được sử dụng trong y học cổ truyền khu vực châu Á để làm chất kháng viêm dùng để chữa các chứng ho, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm họng sưng đau, trừ đờm, nói khan, và chống cảm lạnh. Rễ của nó chứa nhiều saponin. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Saponin cát cánh kích thích niêm mạc gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt.
  3. La hán tên khoa học Momordica grosvenori Swingle. La hán quả là loài thảo mộc thường gặp ở phía nam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Từ xa xưa, quả la hán đã được sử dụng như một vị thuốc đông y. Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào kinh phế Có công năng thanh nhiệt, nhuận phế. Do đó được sử dụng để chữa ho, nóng rát họng…cảm sốt, ho gà, lao, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm. Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, hỗ trợ trị viêm phế quản cấp hay mạn tính. La hán quả được xem là một loại thảo mộc giúp sống thọ và được sử dụng để cân bằng sự tích tụ nhiệt do các điều kiện bên trong và ngoài cơ thể. Qủa la hán được chế biến thành thuốc hỗ trợ chữa tắc nghẽn phổi, các bệnh hô hấp khác và đau họng. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nước la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong.
  4. Cam thảo tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fish. Thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae), còn được gọi với tên khác là quốc lão. Cam thảo bắc ở nhiều nước (Việt nam, Trung quốc, Ấn độ, Mỹ). Cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác dụng: Dẫn thuốc nhanh hơn với cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, ích khí, lợi khí huyết, bổ phổi và có tác dụng hỗ trợ trị lao phổi, ho, viêm họng, làm loãng đờm, giúp làm sạch đường hô hấp và giúp chữa nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, làm lành vết loét. Theo nghiên cứu y học hiện đại: Theo một số nghiên cứu lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.
  5. Ngũ vị tử tên khoa học Fructus Schisandrae. Trồng chủ yếu tại Trung quốc. Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn, vào kinh phế và thận. Có tác dụng an thần, bổ thận, sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp viêm phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ. Theo y học hiện đại: Kích thích hoạt động hô hấp thông qua tác động đến hệ thần kinh trung ương. Có tác dụng giúp chữa suy nhược, làm giảm các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hồi hộp và rối loạn giấc ngủ. Một nghiên cứu vào năm 2014 ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng loại trái cây này có tác dụng hỗ trợ chống hen suyễn bằng cách ức chế các kháng thể kích thích dị ứng trong khi làm giảm phản ứng tăng cường khiến đường thở bị co thắt và đóng lại.
  6. Ngưu bàng tử tên khoa học Fructus Arctii Lappae. Trong quả chứa 25-30% dầu béo, chất lignan (lappaol A, B, C, D, E, F, chất đắng actiin - glucosid), daucosterol, inulin. Rễ chứa inulin (45-50%), tinh dầu, acid stearic, polyphenol, polyacetylen, phytohormon, xyloglucan ....Theo Đông y: Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, tiêu thũng và sát khuẩn. Dùng ngưu bàng tử để hỗ trợ chữa cảm cúm, chữa sốt, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai. Theo y học hiện đại:Tác dụng giải độc. Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản, làm ẩm phổi, làm sạch đờm.
  7. Nhân sâm tên khoa học Panax ginseng C.A.Mey. Nhân sâm là loài thảo dược quí hiếm, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ. Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp. Có lợi cho người bị mất ngủ. Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  8. Xuyên bối mẫu tên khoa học Fritillaria roylel Hook. Xuyên bối mẫu, vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh Phế và Tâm. Vị thuốc quý chữa ho. Tác dụng dược lý: Nhuận phế tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ ho. Xuyên bối mẫu là vị thuốc chủ đạo trong nhiều bài thuốc chữa ho nổi tiếng của Đông Y. Vị thuốc có thể được dùng độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác để tăng tác dụng trị bệnh, trong đó có bài thuốc nổi tiếng “Xuyên bối tỳ bà cao”. Công năng nhuận phế, hóa đờm, thanh phế nhiệt, chỉ khái; dùng hỗ trợ điều trị các chứng ho: ho gió, ho khan, ho có đờm, ho ra máu; đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, phế nhiệt, ho tái đi tái lại nhiều lần do dị ứng thời tiết. “Xuyên bối mẫu” đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc, trở thành bài thuốc chính thống. Trên cơ sở đó, y dược học hiện đại đã chuyển thành nhiều dạng bào chế tiện sử dụng như: thuốc nước, thuốc viên…
  9. Bạc hà tên khoa học Mentha arvensis L: Vị cay tính mát, quy vào kinh phế, can. Thành phần chính trong Bạc hà là tinh dầu, trong đó hoạt chất chủ yếu là menthol và menthone. Các loài Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Tinh dầu bạc hà được dùng chữa chứng: cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng giúp ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học). Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

CÔNG DỤNG:  

Giúp bổ phế, hỗ trợ hạn chế ho nhiều, giảm đờm, giảm đau rát họng do ho kéo dài.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Người bị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản.

CÁCH DÙNG:

  • Trẻ em trên 6 tuổi uống: 1 viên/lần, 2 lần/ngày.
  • Người lớn uống: 2 viên/lần, 2 lần/ngày.
  • Uống sau ăn.
  • Nên dùng trong 1 tháng. Tránh thức ăn chua, cay.

KHUYẾN CÁO: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Thận trọng với người đang sốt phát ban, lên sởi.

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.

Nếu quên không dùng 1 lần, bỏ qua và dùng tiếp tục theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng quá liều chưa có báo cáo.

Nếu cần thông tin gọi cho Bác sĩ tư vấn của viện theo số điện thoại 098 882 9031.

CHẤT LƯỢNG BAO BÌ: Sản phẩm được đóng trong vỉ alu-alu, chất lượng bảo quản cao nhất, đảm bảo vệ sinh đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén màu nâu đỏ. Khối lượng 900mg/viên, (±7,5%).

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Vỉ 10 viên: Hộp 5 vỉ, có kèm tờ hướng dẫn sử dụng.

BẢO QUẢN: Để nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em.

HẠN SỬ DỤNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Hạn sử dụng in trên bao bì.

TIÊU CHUẨN: TCCS

Số ĐK: 470/2020/ĐKSP

Sản phẩm được nghiên cứu và chịu trách nhiệm:

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Y DƯỢC

INSTITUTE OF MEDICAL AND PHARMACEUTICAL TECHNOLOGY

Địa chỉ: Nhà số 9/8 TH2 Nadyne Gardens ParkCity, Lê Trọng Tấn, La Khê, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 024 6290 6611

Web: vienkhoahocyduoc.org

Thương nhân phân phối và tiếp thị: DR.TH MEDI PHARMA

Điện thoại tư vấn/DR.TH:

 098 882 9031

Sản xuất tại:

Nhà máy HD Pharma EU - Công ty CP Dược VTYT Hải Dương (GMP - WHO. ISO 9001 -2005).

Địa chỉ: 102 Chi Lăng, Phường Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

 

 

 

Bình luận