BỆNH HO KÉO DÀI

BỆNH HO KÉO DÀI

09:37 - 28/02/2020

Ho là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh đường hô hấp 

BỆNH ĐAU DẠ DÀY, VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

Ho là một triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm, không khí ẩm ướt, sự thay đổi thời tiết đột ngột... Ho là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh đường hô hấp. Cơn ho xảy ra do các tế bào tại đường hô hấp bị kích thích và làm cho phổi cần phải đẩy không khí ra ngoài. Thông thường, cơn ho có thể xuất hiện khi người bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng... Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nhiễm trùng hô hấp, ho có thể kèm theo sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau rát họng, đờm, chất nhầy, thậm chí có lẫn máu. Lúc này, ho chính là biểu hiện cảnh báo bệnh lý nguy hiểm hơn như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

  • Ho khan: Ho khan thường do cảm lạnh và cúm. Ho khan thường có ít hoặc không có dịch nhầy trong cổ họng, người bị ho có thể cảm thấy ngứa ngáy ở cổ họng và không thể ngừng ho.
  • Ho có đờm

Ho có đờm xảy ra khi ho có kèm theo dịch nhầy hoặc đờm. Ho có đờm thường là do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi.

Trong hầu hết các trường hợp, các cơn ho có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu cơn ho dai dẳng, cần xem xét và chẩn đoán nguyên nhân khác gây ra ho.

  • Có nhiều nguyên nhân gây ho và ho dai dẳng
  • Ho do viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là nhiễm trùng cấp tính thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, xoang, họng và thanh quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho, thường là do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, virus và vi khuẩn virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường kéo dài hơn một tuần. Các triệu chứng: Nghẹt mũi và chảy nước mũi, ho khan, viêm họng, sốt cao, hay hắt xì, ho nhiều, đau rát họng, đau mỏi cơ khớp, khàn tiếng, thở nhanh hoặc khó thở, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức đề kháng suy giảm …Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh chuyển biến rất nhanh, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao có khi lên tới 39 độ C. Viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.

  • Viêm mũi:Là tình trạng các mô hô hấp ở mũi sinh ra niêm dịch để cản trở vi khuẩn và dị nguyên trong không khí. Ban đầu, mũi chỉ tiết ra dịch nhầy nhưng sau một vài ngày sẽ đặc nên gây ngạt mũi, khó thở.
  • Viêm họng: Viêm họng là một dạng bệnh nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Bản chất của viêm họng không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan với bệnh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như áp xe họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản. Các triệu chứng đau họng do cúm là: mệt mỏi, đau nhức, nóng lạnh, sốt trên 38 độ C. Trong khi đó, các triệu chứng đau họng do mononucleosis là: Các hạch bạch huyết sưng ở cổ và dưới nướu, sưng amidan, nhức đầu.
  • Viêm xoang: Viêm xoang làm cho dịch viêm chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích gây ho, người bệnh thường có triệu chứng sốt, nhức đầu, chảy mũi, đau họng, có đờm.
  • Ho do viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.

Viêm phế quản có hai loại gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy, loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm.

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến gồm: Ho kéo dài; ho ra chất nhầy, có lẫn máu; mệt mỏi; khó thở; sốt; tức ngực. Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus, loại virus này cùng loại với virus cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mạn tính là do hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi, khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc sẽ làm tình trạng xấu đi.

  • Ho dị ứng và suyễn: Hen suyễn là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây co thắt đường thở và tăng tiết đờm dãi làm cho người bệnh có cơn khó thở cấp, trước đó thường là hắt hơi, ho đờm đục trắng. Nguyên nhân gây khởi phát cơn hen có thể là phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định.
  • Ho do trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây viêm mạn tính.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Là hậu quả của một số bệnh như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính. Căn bệnh phổi phổ biến này gây cản trở luồng không khí và dẫn đến khó thở. Một trong những triệu chứng chính là cơn ho kèm nhiều đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Các triệu chứng khác gồm khó thở, thở khò khè và mệt mỏi.
  • Ho do thuốc: Ho có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như tăng huyết áp, có thể gặp khoảng 20% số bệnh nhân dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Viêm phổi: Là bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do virus, có thể do vi khuẩn, triệu chứng thường gặp là sốt, ho có đờm, có thể tức ngực, khó thở. Bệnh thường nguy hiểm hơn với trẻ em và người cao tuổi.
  • Ung thư: Các bệnh lý ung thư vùng hầu họng như ung thư vòm, các khối u trung thất, hay ung thư phổi… có thể gây chèn ép và gây triệu chứng ho kéo dài, có thể ho ra máu, kèm theo sút cân, mệt mỏi, và các triệu chứng khác..
  • Ho mạn tính

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài hơn thông thường từ 8 tuần trở lên. Những cơn ho này đôi khi báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn khác: Nhiễm trùng không được điều trị hoặc virus đường hô hấp kéo dài hơn bình thường; Dị ứng; Hút thuốc; Tiếp xúc với các tác nhân kích thích như nấm mốc hoặc bụi tại nhà hoặc nơi làm việc; Viêm phổi hoặc bệnh phổi khác; Ung thư vòm họng; Rối loạn nuốt.

Các bệnh viêm đường hô hấp lây truyền qua đường hô hấp thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi. Viêm đường hô hấp do virus thường lây lan nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Virus có thể sống hàng giờ trên các đồ vật, đồ dùng. Nếu chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm, sẽ có nguy cơ nhiễm virus. Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do hắt hơi hoặc ho.

Môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Khi thường xuyên tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn,…thì chắc chắn sẽ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus hay hóa chất độc hại.

Sức đề kháng yếu. sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch; Tuổi tác: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc mắc bệnh cao hơn.

Làm việc xung quanh các chất kích thích phổi nhất định; Tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng, Lười vận động, Nghiện hút thuốc, Người tiếp xúc với ngũ cốc hoặc bông dệt hay khói hóa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phòng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp trên (Viêm mũi, viêm họng), viêm phế quản, viêm phổi

Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên. Ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh; Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh; Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng; Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…; Tạo không khí ẩm: giữ ẩm không khí sẽ giúp giữ ẩm cho mũi và niêm mạc xoang; Hãy thử nhỏ mũi bằng nước muối; Không tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng; Nghỉ ngơi và hạn chế đến nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc đang mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác; Súc miệng bằng nước muối ấm; Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá; Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn; Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc; Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác; Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân; Tránh các nguồn gây dị ứng; Đeo khẩu trang, mặt nạ khi ở trong không khí ô nhiễm, đặc biệt là khi đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa;

Hiện nay, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều phương pháp điều trị viêm đường hô hấp. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus gây nên các loại thuốc Tây y thường dùng hiện nay chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng gồm: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm giúp ngăn chặn sốt quá cao và tai biến co giật. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm.

Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trình mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. 

Kháng sinh. Thuốc này không hoạt động tốt với bệnh viêm phế quản, nhưng bác sĩ có thể chỉ định để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nếu khả năng kháng thuốc.

Thuốc ho. Nếu ho quá nhiều, cổ họng và phế quản sẽ bị tổn thương. Nếu cơn ho khiến không thể ngủ được, cần phải dùng thuốc ho.

Các loại thuốc khác. Nếu bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít và các thuốc khác để giúp giảm viêm và mở các đường hẹp trong phổi.

Viêm phổi khi nhập viện, bác sĩ thường điều trị bệnh bằng kháng sinh và truyền dịch. Đôi lúc, người bệnh cần phải dùng đến máy trợ thở. 

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng cấp là những căn bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, với triệu chứng điển hình là cơn ho kéo dài, đờm, đau rát họng. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, mà tác nhân chính là do không khí bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, người hút thuốc, người làm việc trong các nhà máy có hóa chất, bụi mạt như than đá, dệt may... bị nhiễm lạnh, lây lan qua người mắc bệnh, người miễn dịch kém, dị ứng thời tiết.

Ho kéo dài do viêm đường hô hấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngay khi tác nhân gây bệnh này tiếp xúc với phổi, phế quản thì nó đã làm kích hoạt phản ứng viêm, mặc dù cơ thể chưa có dấu hiệu của bệnh. Điều này gây tổn thương niêm mạc đường thở. Kèm theo đó là quá trình tăng sinh, tái cấu trúc niêm mạc phổi, phế quản. Lúc này, lớp niêm mạc dần bị phì đại và xơ hóa, không còn giữ được cấu trúc mềm mỏng như ban đầu. Sự đàn hồi của phổi, phế nang bị phá hủy, chức năng đường thở suy giảm dần. Khi viêm tiến triển hơn và biểu hiện rõ ra ngoài qua các triệu chứng như: Ho, đờm, tức ngực, khó thở, sốt cao,… thì cũng là lúc sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các yếu tố kích ứng từ môi trường ngày càng tăng lên. Điều này lặp đi lặp lại và trở thành một vòng xoắn bệnh lý. Đặc biệt, ở những người đã từng có tiền sử mắc viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng tái phát nhiều lần do thay đổi thời tiết hoặc những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mạn tính khác sự tái cấu trúc niêm mạc đường thở đã từng diễn ra thì càng làm cho hệ miễn dịch suy giảm, dễ có nguy cơ tái phát. Đó là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng ho, đờm kéo dài do viêm đường hô hấp liên tục và khó chữa khỏi.

Với việc dùng thuốc tân dược để làm giảm ho, giảm đờm và chống viêm đường hô hấp đang là một cách thường được sử dụng, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người lạm dụng việc dùng thuốc quá mức. Dẫn đến mặt trái của việc dùng thuốc là có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày,

tim mạch... Hơn nữa, việc dùng thuốc sai cách còn dẫn đến hiện tượng “nhờn thuốc”, “kháng thuốc”, kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm đường hô hấp biến chứng có thể gặp là tình trạng bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tổn thương lan rộng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tràn mủ màng phổi. Bệnh gây suy giảm chức năng hô hấp trầm trọng. Viêm phổi, phế quản cấp tính nếu không điều trị triệt để sẽ chuyển sang mạn tính, thường xuyên bị tái phát, tuyến tiết nhầy bị phì đại, xơ hóa, phá hủy phế quản, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi bị phá hủy, giãn phế. Do đó, để cải thiện dứt điểm tình trạng này, việc điều trị cần đáp ứng được các tiêu chí:

- Cải thiện triệu chứng bằng cách giảm ho (đặc biệt là với cơn ho về đêm), giảm đờm, giúp thanh phế bổ phổi và phục hồi chức năng hô hấp.

- Ngăn ngừa viêm họng và triệu chứng ho tái phát; ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do ho kéo dài lâu ngày.

- Tăng cường miễn dịch, tăng cường chức năng đường hô hấp, giảm kích thích màng tế bào, chống lại quá trình tái cấu trúc, xơ hóa ngay từ giai đoạn còn sớm, giúp bảo vệ niêm mạc đường thở khỏi sự kích ứng từ các tác nhân ban đầu; đồng thời phòng tránh tái phát tình trạng ho, đờm hiệu quả.

- An toàn khi dùng dài ngày, giúp ngăn ngừa cơn ho tái phát.

Chính vì vậy, để giúp người bệnh giải quyết được vấn đề này và phục hồi lại chức năng đường hô hấp, các nhà khoa học đã nghiên cứu và thành công trong việc tìm ra bài thuốc Tân sinh (Thanh phế - Bổ phổi) COPDSCARE giúp ngăn chặn sự xơ hóa, tái cấu trúc đường thở. Copdscare hỗ trợ tăng cường miễn dịch bổ phổi, hạn chế ho nhiều, giảm đờm, giảm đau rát họng do ho kéo dài và phòng bệnh về đường hô hấp.

Dùng cho người bị ho khan, ho có đờm, khó thở, khò khè, sổ mũi, ho nhiều và ho kéo dài, ho do thay đổi thời tiết, cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn. Viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần và phòng phổi tắc nghẽn (COPD).

Dùng cho người phế hư, ho suyễn, tân dịch hao tổn, miếng háo khát nước, ra mồ hôi nhiều, người lao động trong môi trường ô nhiễm bụi, ồn, nắng nóng.

Nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, sạch, hiệu quả, không tác dụng phụ, tiện sử dụng.

Sử dụng thảo dược tự nhiên để trị viêm đường hô hấp trên là xu hướng hiện nay. Các chuyên gia đầu ngành cũng khuyến khích sử dụng các bài thuốc đông dược để đảm bảo an toàn và hiệu quả triệt để trong quá trình điều trị.

COPDSCARE kết hợp với các thảo dược quý như: Mạch môn, Cát cánh, Nhân Sâm, Ngưu bàng tử, Kỷ tử.... đặc biệt là Xuyên bối mẫu. Đây là công thức độc đáo, giúp đáp ứng các mục tiêu trong việc cải thiện ho dai dẳng lâu ngày bằng cách tác động vào nguyên nhân gây ho như chống tái cấu trúc đường thở, tăng cường hệ miễn dịch cho hệ hô hấp, phòng ngừa tái phát.

Mỗi vị thuốc đem đến một tác dụng riêng biệt, khi được kết hợp theo tỉ lệ tiêu chuẩn theo công thức riêng của các nhà khoa học IMPT sẽ đem tới tác dụng bổ trợ lẫn nhau trong quá trình đẩy lùi, ngăn chặn sự tái phát của bệnh viêm đường hô hấp.