KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

04:45 - 24/09/2019

 

Khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát.

TƯ VẤN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
THẨM MỸ LÀM ĐẸP
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH

 

Khám sức khoẻ định kỳ là phương pháp tầm soát bệnh tiên tiến nhất của nền y học hiện đại giúp người dân chủ động phòng ngừa bệnh tật, phát hiện và điều trị bệnh sớm các bệnh đặc biệt là ung thư, cải thiện và nâng cao chất lượng sống. Khách hàng đến với IMPT sẽ được tư vấn gói khám sức khoẻ phù hợp với độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và tiết kiệm được chi phí (đối với khách hàng là tổ chức). Ngoài ra, để tạo thuận lợi đồng thời mang đến sự thoải mái cho các cơ quan, trường học, công ty trong hoạt động của mình, IMPT còn kết hợp với các bệnh viện lớn, uy tín các tổ chức y tế linh động tổ chức khám sức khoẻ tận nơi theo yêu cầu của tổ chức. Viện có liên kết với một số trung tâm ở nước ngoài, kết hợp du lịch và kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời thực hiên chữ bệnh ở các nước tiên tiến có chuyên khoa chất lượng hàng đầu ở khu vực và thế giới.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ có vai trò thiết yếu giúp bạn có thể biết được chính xác tình hình sức khỏe hiện tại. Để việc kiểm tra chuẩn xác, không bỏ sót bệnh, bạn cần chọn lựa các đơn vị y tế uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.
A. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
1. Tại sao cần khám sức khỏe định kỳ?.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ là một việc làm vô cùng cần thiết, giúp cập nhật tình trạng sức khỏe của bạn thường xuyên. Khám sức khỏe định kỳ mang đến rất nhiều lợi ích, bao gồm:
Phát hiện những bệnh nguy hiểm ngay từ giai đoạn đầu.
Khám sức khỏe thường xuyên có khả năng phát hiện các bệnh nguy hiểm ngay từ giai đoạn đầu, đặc biệt là ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, đến 1/3 các loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mặc dù vậy, hầu hết bệnh nhân chỉ đến gặp bác sĩ khi đã xuất hiện những biểu hiện rõ nét của bệnh, thường là vào giai đoạn cuối nên cơ hội chữa khỏi là rất thấp.
Biết rõ hơn nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh các bài kiểm tra sàng lọc tùy theo giới tính và độ tuổi, bác sĩ cũng sẽ cũng sẽ kiểm tra bạn về các hành vi lối sống (chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, hút thuốc lá,...), tình trạng tiêm chủng và tiền sử bệnh của gia đình (nếu có). Nhờ đó khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ nhanh chóng biết được nguyên nhân và có phương án điều trị nhanh chóng.

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh có tiến triển âm thầm.
Điều chỉnh lối sống khoa học hơn.
Với nhịp sống bận rộn, rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dần hình thành như thức khuya, ăn uống không điều độ, không thường xuyên vận động,... Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ cung cấp đến bạn những gợi ý giúp cải thiện lối sống trở nên khoa học và tốt hơn.
Loại bỏ những lo lắng không đáng có.
Hiện nay chưa nhiều cá nhân chủ động đi kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên. Điều này vô tình đã tạo nên tâm lý lo lắng, hoang mang khi sức khỏe xuất hiện những triệu chứng bất thường. Việc cập nhật tình hình sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn thoát khỏi những lo lắng không đáng có, nhờ đó tập trung vào công việc hoặc học tập tốt hơn.
2. Khám sức khỏe định kỳ thường kiểm tra những mục nào và tại sao?.
Tìm hiểu tiền sử.
Tìm hiểu tiền sử bao gồm kiểm tra tình trạng tiêm chủng, lịch sử thăm khám cá nhân và bệnh di truyền của gia đình bạn (nếu có). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cập nhật các thông tin về các hành vi lối sống của bạn như hút thuốc lá, sử dụng rượu quá mức, sức khỏe tình dục, chế độ ăn uống và tập thể dục.
Khám nội tổng quát
Khám nội tổng quát là một quy trình không thể thiếu trong kiểm tra sức khỏe định kỳ. Quy trình bao gồm các hạng mục nhỏ như:
• Nội tổng quát: đo chỉ số cơ thể, tiền sử bệnh, khám tim mạch…
• Nội tiêu hóa - Gan mật - Viêm gan.
• Nội hô hấp.
• Nội thần kinh.
• Nội tiết.
• Nội cơ xương khớp.


Các hạng mục trong nội tổng quát rất đa dạng. Tùy theo nhu cầu và đề nghị từ phía bác sĩ, bạn có thể linh hoạt lựa chọn những hạng mục cần thiết nhất.
Khám răng.
Khoang miệng là khu vực tích tụ khá nhiều vi khuẩn. Tại đây xuất hiện khá nhiều vấn đề như hôi miệng, sâu răng, vôi răng,...và đặc biệt là viêm nha chu. Thông qua việc kiểm tra răng miệng trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát, bạn có thể phát hiện nhiều bệnh về răng nguy hiểm và được tư vấn cách chăm sóc răng khoa học hơn.

Hàm răng khỏe, đẹp giúp tạo thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt.
Khám Tai - Mũi - Họng.
Tai - Mũi - Họng là ba bộ phận trên cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát về Tai - Mũi - Họng, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng hiện tại của các bộ phận này và kê đơn thuốc nếu phát hiện bệnh. Các bệnh về Tai - Mũi - Họng mặc dù không quá nguy hiểm hoặc gây tử vong, tuy nhiên những bệnh lý này thường dai dẳng và hay tái phát nên cần điều trị dứt điểm ngay từ đầu.
Điện tâm đồ ECG.
Điện tâm đồ ECG là một bài kiểm tra đơn giản giúp ghi nhận lại những hoạt động điện học của tim. Hạng mục này hoàn toàn không gây đau đớn hay khó chịu. Với kết quả có được từ điện tâm đồ ECG, bác sĩ có thể chẩn đoán được các vấn đề về tim mà bạn đang gặp phải (nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim,...) nhằm đưa hướng giải quyết nhanh và phù hợp nhất.
X - quang tim phổi.
X - quang tim phổi sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để tạo ra một hình ảnh của tim, phổi và mạch máu của bạn. Hạng mục này thường diễn ra từ 10 đến 15 phút và không gây đau đớn. X-quang tim phổi giúp bác sĩ biết được các vấn đề về tim, phổi của bạn như:
• Dịch trong hoặc xung quanh phổi của bạn.
• Tim to.
• Vấn đề mạch máu.
• Dị tật tim bẩm sinh.
• Canxi tích tụ trong tim hoặc mạch máu. Đây là nguyên nhân làm cho cơn đau tim dễ xảy ra hơn.
Lưu ý khi thực hiện hạng mục X-quang tim phổi:
• Không mặc quần áo có nút kim loại, hoặc đeo trang sức kim loại: Kim loại có thể gây nhầm lẫn, chèn hình và gây nhiễu sóng điện, khiến kết quả không được chính xác.
• Nếu bạn đang mang thai, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay vì tia X từ các thiết bị chụp X-quang có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Siêu âm bụng.
Siêu âm bụng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, sử dụng sóng siêu âm để cập nhật các hình ảnh về cấu trúc bên trong khoang bụng. Từ đó giúp phát hiện những vấn đề hoặc các nguy cơ tìm ẩn của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Để chuẩn bị cho hạng mục siêu âm bụng, bạn cần uống nhiều nước và nhịn tiểu để kết quả chính xác và rõ ràng hơn. Khi bắt đầu quá trình siêu âm, bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn khám. Tiếp đến, một chất gel trong suốt sẽ được bôi lên bụng bạn nhằm giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn và hạn chế không khí chen vào giữa với cơ thể bạn. Chất gel này hoàn toàn an toàn, không gây kích ứng và dễ dàng lau sạch.
Công thức máu.
Công thức máu trong khám sức khỏe định kỳ giúp để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện các vấn đề liên quan đến máu. Hạng mục này giúp cung cấp những thông tin về các loại tế bào máu của bạn: hồng cầu (vận chuyển oxy khắp cơ thể), bạch cầu (chống nhiễm trùng), tiểu cầu (giúp đông máu) và các chỉ số quan trọng: Hemoglobin (tỷ lệ các protein vận chuyển oxy trong các hồng cầu), (tỷ lệ phần trăm các hồng cầu được tạo từ tổng khối lượng máu).
Đường máu.
Xét nghiệm đường máu (đường huyết) là hạng mục có chức năng đo lượng đường (glucose) trong máu của bạn. Đường rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó giúp sinh ra nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. Việc tăng hoặc hạ đường màu đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ giúp bạn cập nhật các chỉ số đường máu và có cách điều chỉnh lượng đường phù hợp.
Để xét nghiệm đường máu, kĩ thuật viên sẽ lấy máu từ tĩnh mạch chủ yếu ở bên trong khuỷu tay hoặc trên mu bàn tay. Bạn cần nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm và dừng uống tất cả các thuốc (trừ thuốc huyết áp định kỳ) để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Chức năng thận (CREATININE, UREA)
Trong cuộc sống hiện đại, chức năng thận dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây ô nhiễm, rượu bia, thức ăn kém vệ sinh,... Có rất nhiều chỉ số để lựa chọn kiểm tra sức khỏe định kỳ ở hạng mục chức năng thận, trong đó nổi bật lên chỉ số là CREATININE và UREA:
• Chỉ số CREATININE: CREATININE là một chất thải do các cơ bắp tiết ra, được vận chuyển qua đường máu đến thận. Chỉ số CREATININE bình thường nằm ở mức từ 1,8 đến 1,9 mg/dL.
• Chỉ số UREA: UREA là chất được hình thành do sự phân hủy của protein trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ mỗi ngày. Cầu thận là nơi sẽ lọc chất này và ống thận sẽ hấp thu lại 40% UREA đã được lọc. Chỉ số UREA trong máu bình thường là 62 - 115Umol/l với nam và 44 - 88 Umol/l với nữ.
Cả hai chỉ số trên đều được xét nghiệm bằng hình thức lấy máu từ tĩnh mạch.
Men gan (AST, ALT, GGT)
Gan là bộ phận có nhiệm vụ tổng hợp, chuyển hóa các chất và đào thải chất độc của cơ thể. Do đó, nếu gan gặp bất kỳ vấn đề nào thì nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan. Loại enzyme này tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Các xét nghiệm men gan chủ yếu bao gồm AST (GOT), ALT (GPT) và GGT (Gama - GT). Chỉ số bình thường của của các xét nghiệm men gan này bao gồm:
Men gan
Bình thường
AST
< 40UI/L
ALT
< 40 UI/L
GGT
Nam: < 55 UI/L
Nữ: < 38 UI/L
Các trường hợp làm tăng men gan:
• Viêm gan: Viêm gan virut, viêm gan do rượu, do sốt rét.
• Bệnh về mật hoặc xơ gan.
• Ung thư gan hoặc bệnh về tim như nhồi máu cơ tim.
• Chấn thương cơ.
• Bỏng nặng.
• Viêm tụy cấp.
Các trường hợp làm giảm men gan:
• Tiểu đường.
• Thai kỳ.
• Bệnh thiếu vitamin B1.
Mỡ máu
Ngày càng nhiều người trẻ (dưới 50 tuổi) mắc các bệnh liên quan đến mỡ máu. Vì thế, xét nghiệm mỡ máu là hạng mục không thể thiếu trong kiểm tra sức khỏe tổng quát căn bản.
Xét nghiệm mỡ máu thường được thực hiện vào buổi sáng và khi bạn đói. Dựa vào kết quả, đặc biệt là các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), Triglyceride và HDL-cholesterol (HDL-c), bác sĩ sẽ cho bạn biết cần làm gì để giảm lượng mỡ trong máu.
Chỉ số
Bình thường
Cholesterol toàn phần
< 200mg/dL (< 5,2 mmol/L)
LDL-cholesterol (LDL-c)
< 130 mg/dL (< 3,3 mmol/L)
Triglyceride
< 160 mg/dL (< 2,2 mmol/L)
HDL-cholesterol (HDL-c)
> 50 mg/dL (> 1,3 mmol/L)
ACID URIC máu
ACID URIC là sản phẩm của chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Nó có nguồn gốc từ nội sinh, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, rượu bia,…Đây là một chất thừa, có 80% được thải qua đường niệu, 20% còn lại qua đường tiêu hóa và da.
Ở người bình thường, nồng độ AXIT URIC trong máu luôn được giữ ổn định dưới 7mg/dl. Việc tăng ACID URIC máu gây rất nhiều hệ quả như bệnh gout, viêm màng ngoài tim, sỏi urat.,…
Việc kiểm tra ACID URIC máu rất quan trọng. Thông qua việc cập nhật nồng độ AXIT URIC trong máu, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh lại lối sống khoa học hơn. Trong đó, những người có tiền sử gia đình bị tăng ACID URIC máu cần định kỳ thực hiện xét nghiệm này theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm gan siêu vi B (HBSAG)
Hiện nay có tổng cộng sáu xét nghiệm marker viêm gan siêu vi B, bao gồm: HBSAG, ANTI-HBS (HBSAB), HBEAG, ANTI-HBE (HBEAB), ANTI-HBC, ANTI-HBC IGM. Trong đó HBSAG là xét nghiệm căn bản nhất để xác định bạn có bị viêm gan siêu vi B hay không.
Các loại xét nghiệm HBSAG.
Ý nghĩa
Định tính
Dương tính: Bị viêm gan siêu vi B.

Âm tính: Không bị viêm gan siêu vi B.
Định lượng
Cho biết nồng độ kháng thể viêm gan siêu vi B còn nhiều hay ít.

Có giá trị để theo dõi hoặc điều trị.

Tổng phân tích nước tiểu.
Thông qua việc quan sát đại thể nước tiểu (xem số lượng, màu sắc, độ trong), bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh mãn tính như: tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận… Ngoài ra, đây cũng là xét nghiệm giúp phát hiện người khám sức khỏe có đang sử dụng ma túy không.
Ba kỹ thuật lấy nước tiểu phổ biến nhất:
• Lấy nước tiểu giữa dòng: Người khám tự lấy mẫu vào ống nghiệm nước tiểu theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
• Lấy nước tiểu qua sonde niệu đạo: Một sonde nhỏ (ống thông tiểu) sẽ được kỹ thuật viên đặt vào bàng quang để lấy mẫu.
• Lấy nước tiểu qua chọc hút bàng quang: Đây là kỹ thuật giúp cho ra kết quả mẫu nước tiểu tốt nhất. Theo đó, kỹ thuật viên sẽ dùng một xilanh để chọc hút bàng quang và lấy mẫu.


B. CẦN LÀM GÌ ĐỂ THEO DÕI SỰ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Ở TRẺ?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là phương pháp hữu hiệu giúp bố mẹ theo dõi tăng trưởng, phát triển của trẻ. Tùy theo độ tuổi mà hạng mục và thời gian khám định kỳ của trẻ sẽ khác nhau. Cụ thể:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát giúp cập nhật sức khỏe và các chỉ số cân nặng, chiều cao của bé.
1. Trẻ dưới 5 tuổi
Giai đoạn đầu đời rất quan trọng với trẻ. Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ ở giai đoạn này, bên cạnh việc phát hiện sớm các dị tật để có hướng điều trị phù hợp, bố mẹ còn có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ khoa học từ bác sĩ.
Thời gian kiểm tra sức khỏe định kỳ khuyến nghị:
• Từ 1 đến 4 tuần tuổi.
• Từ 6 đến 8 tuần tuổi.
• Từ 4/6 đến 9/12/18 tháng tuổi.
• Từ 2/3 đến 3 tuổi rưỡi.
• Từ 4 đến 5 tuổi.
Các hạng mục khám:
Khám nhi tổng quát, tư vấn về dinh dưỡng, tư vấn tiêm ngừa:
Khám nhi tổng quát dành cho trẻ sơ sinh gồm nhiều hạng mục nhỏ như đo vòng đầu, tự kỷ, chiều cao - cân nặng,… Với các kết quả này, bố mẹ có thể lập biểu đồ theo dõi sự phát triển của trẻ. Đồng thời, ở giai đoạn dưới 5 tuổi, bố mẹ cũng sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tiêm ngừa cho trẻ.
Siêu âm bụng tổng quát:
Siêu âm bụng tổng quát giúp phát hiện những bệnh nguy hiểm tìm ẩn ở vùng bụng của trẻ. Không những thế, hạng mục này còn giúp bác sĩ đưa ra các tư vấn để khác phục tình trạng nôn trớ và khó tiêu của các trẻ sơ sinh.
Xét nghiệm công thức máu: Kiểm tra tình trạng, tỉ lệ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của trẻ.
Xét nghiệm máu – Sắt và Ferritin:
Sắt và Ferritin đều đóng vai trò quan trọng với trẻ. Trong đó:
• Sắt là một khoáng chất, giúp tủy xương tạo ra tế bào hồng cầu, dự trữ và sử dụng oxy cho cơ bắp và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các phân tử Hemoglobin (huyết sắc tố).
• Ferritin là một tế bào protein trong máu có chứa chất sắt.
Việc dư hay thiếu Sắt, Ferritin đều không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần thực hiện hạng mục này khi kiểm tra sức khỏe trẻ định kỳ.
Xét nghiệm nước tiểu:
Xét nghiệm nước tiểu ở trẻ có chức năng phát hiện những bệnh mãn tính có khả năng di truyền cao (tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận,…). Khi xét nghiệm hạng mục này cho trẻ, kỹ thuật viên sẽ sử dụng kỹ thuật giữa dòng bằng cách lấy một ít mẫu vào ống đựng. Để kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng nước tiểu cho ra kết quả tốt nhất, bố mẹ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ dừng lại các loại thuốc đang sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước ít nhất một ngày trước khi khám. Nguyên nhân là một số thành phần của thuốc có thể làm nhầm lẫn kết quả nước tiểu của trẻ.
- Cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ. Tuy nhiên không sử dụng các loại nước vệ sinh có tính kiềm hoặc acid và không thụt rửa âm đạo với trẻ gái.
- Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm có khả năng làm thay đổi màu sắc nước tiểu như quả mâm xôi, củ dền, các loại đồ ăn sử dụng nhiều màu thực phẩm,….
2. Trẻ trên 5 tuổi
Trẻ trên 5 tuổi đã có hệ miễn dịch tương đối ổn định. Trong giai đoạn này, các hạng mục kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp bố mẹ biết được tình trạng, sức khỏe của con mình để có chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Đây chính là cột mốc quan trọng, làm tiền đề để phát triển thể chất và tinh thần của trẻ về sau.
Thời gian kiểm tra sức khỏe định kỳ khuyến nghị: Tối thiểu 1 năm/ lần.
Các hạng mục khám
Khám nhi tổng quát:
Hạng mục này giúp bác sĩ đánh giá sơ lược về tình trạng sức khỏe của trẻ. Khám nhi tổng quát bao gồm các hạng mục nhỏ như:
• Tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc và tiêm chủng
• Chế độ dinh dưỡng.
• Phát triển tâm vận.
• Đánh giá bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, cơ xương khớp.
• Tư vấn về dinh dưỡng.
• Tư vấn về tiêm chủng.
Mắt:
Cơ quan thị giác của trẻ khi vừa mới sinh ra chưa hoàn thiện nên khả năng nhìn rất kém. Cơ quan này chỉ thực sự hoàn thiện khi trẻ khoảng 5 tuổi. Các hạng mục nhỏ khi kiểm tra mắt cho trẻ trên 5 tuổi gồm:
• Đo thị lực.
• Kiểm tra mù màu.
• Các vấn đề về khúc xạ.
• Đo nhãn áp (nếu có chỉ định).
Răng và Tai – Mũi - Họng:
Xương hàm của trẻ dưới 18 tuổi chưa hoàn thiện, đặc biệt, giai đoạn từ 6 - 12 tuổi là giai đoạn thay răng của trẻ. Kiểm tra răng khi khám sức khỏe định kỳ giúp theo dõi tiến trình mọc răng và hoàn thiện xương hàm của trẻ. Từ đó có những can thiệp đúng lúc để tạo sự thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ về sau.
Tai – Mũi - Họng là hạng mục cần thiết khi kiểm tra sức khỏe tổng quát cần thiết ở mọi lứa tuổi. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá được trẻ có đang gặp bất kỳ vấn để bất thường gì không.
C. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ VỚI PHỤ NỮ
1. Vì sao phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ?
Dưới tác động của ô nhiễm cùng lối sống thiếu lành mạnh, phụ nữ ngày càng dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Mỗi độ tuổi đều có nhóm các bệnh có thể mắc riêng, ví dụ:
Độ tuổi
Nhóm các bệnh có thể mắc:
Mọi độ tuổi
Tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, cao huyết áp, viêm khớp, ung thư,...
20 - 30 tuổi
U ác tính, ung thư cổ tử cung, cholesterol cao, các vấn đề kinh nguyệt,…
30 - 40 tuổi
ung thứ vú, ung thư cổ tử cung, tiểu đường type 2, bệnh xương khớp, bệnh về da và khó khăn trong việc mang thai.
40 - 50 tuổi
Bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú, vu thư buồng trứng…
> 50 tuổi
Ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, tim mạch, loãng xương, …
Kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phòng tránh được các bệnh nguy hiểm hoặc phát hiện sớm các bệnh ngay từ giai đoạn đầu, việc này còn giúp phụ nữ điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh hơn. Từ đó góp phần có sức khỏe tốt và gìn giữ vẻ thanh xuân tốt hơn.

Dựa theo lời khuyên của bác sĩ, phụ nữ có thể tập một số môn thể thao để giữ gìn sức khỏe.
2. Những kiểm tra sức khỏe phụ nữ nên làm thường xuyên?.
Bài kiểm tra
Độ tuổi nên thực hiện
Thời gian thực hiện định kỳ
Kiểm tra huyết áp
Mọi lứa tuổi
1 năm/ lần.
Kiểm tra cholesterol
Mọi lứa tuổi
5 năm/ lần
Pap smears và khám phụ khoa
> 21 tuổi
2 năm/ lần
Siêu âm vú và kiểm tra vú
20 – 40 tuổi
3 năm/ lần
> 40 tuổi
1 năm/ lần
Đo mật độ xương
> 65 tuổi
Dựa trên mật độ xương và yếu tố nguy cơ.
Xét nghiệm đường máu
< 45 tuổi (nếu có triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc một số yếu tố nguy cơ)
2 năm/ lần.
> 45 tuổi
Tầm soát ung thư đại tràng
> 50 tuổi
1 năm/ lần
Chỉ số khối cơ thể - BMI
Mọi lứa tuổi
1 năm/ lần
Khám da
< 18 tuổi
1 tháng/ lần
> 20 tuổi
1 năm/ lần
Kiểm tra nha khoa
Mọi lứa tuổi
1 năm/ lần
Kiểm tra ung thư phổi
> 40 tuổi hoặc sớm hơn
1 năm/ lần
Kiểm tra chức năng tim
Mọi lứa tuổi
1 năm/ lần

D. NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI?.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng với người lớn tuổi. Khi tuổi càng cao, sức khỏe và hệ miễn dịch càng giảm. Do đó, người lớn tuổi dễ mắc các bệnh như:
Người lớn tuổi là nhóm đối tượng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát.


Bệnh
Ví dụ
Nguyên nhân
Bệnh về tim mạch
- Bệnh xơ vữa động mạch.
- thiểu năng mạch vành.
- Tăng huyết áp.
Thường thấy ở những người nghiện bia, rượu.
Bệnh về hệ hô hấp
- Bệnh viêm họng.
- Viêm phế quản mạn tính.
- Âm phế mạn tính.
- Giãn phế quản.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Hen phế quản.
- Đã hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào.
- Thay đổi thời tiết.
Bệnh về đường tiêu hóa
- Viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Ăn không tiêu.
- Đầy hơi.
- Trướng bụng.
- Táo bón hoặc đi lỏng.
- Trào ngược thực quản.
- Viêm đại tràng mạn tính.
- Căng thẳng.
- Thường xuyên thức khuya.
- Ăn uống không điều độ.
- Ăn nhiều đồ chiên, xào hoặc cay, nóng.
- Ít vận động.
- Thiếu ngủ.
Bệnh về hệ xương khớp
- Đau xương, khớp.
- Thoái hóa khớp.
- Sự mài mòn của các khớp theo thời gian.
- Thiếu canxi.
- Vận động hoặc làm việc nặng.
Bệnh về hệ thần kinh trung ương
- Trí nhớ giảm, hay quên.
- Parkinson.
- Alzheimer
Hệ thần kinh trung ương bị lão hóa.
Các bệnh mãn tính
- Mỡ máu.
- Rối loạn chức năng gan.
- Tiểu đường
Có tiền sử tăng huyết áp, viêm gan, hoặc nghiện rượu.
Việc kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên không những giúp người lớn tuổi phòng tránh, có biện pháp chữa trị kịp thời nhiều bệnh mà còn có lối sống lành mạnh hơn.
E. KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ Ở ĐÂU TỐT?.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát tại HÀ NỘI TP.HCM và các nước phát triển dịch vụ y tế cao cấp, vì thế việc tìm một đơn vị uy tín là điều không dễ dàng gì.
Các tiêu chí cần có của đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát uy tín:
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, lắng nghe kỹ từng triệu chứng từ phía bệnh nhân. Đồng thời kết hợp tốt giữa kết quả các xét nghiệm, lối sống, tiền sử gia đình để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
- Trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Cung cấp nhiều dịch vụ y tế để người bệnh lựa chọn và có bác sĩ chuyên môn túc trực để xử lý những trường hợp khẩn cấp.
- Tư vấn tận tình, hạn chế tới đa thời gian chờ đợi.
- Linh hoạt các phương thức thanh toán và có hỗ trợ bảo hiểm y tế.
- Phòng khám sạch sẽ, nếu có chuyên khoa nhi thì cần trang bị thêm sân chơi cho các trẻ.
- Có thể tìm hiểu về các chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh trước khi tiến hành.
- Đơn vị phải được các ban ngành kiểm duyệt nghiêm ngặt và được cấp giấy phép hoạt động.
- Nên ưu tiên những đơn vị có hoạt động chuyên môn thường xuyên (tổ chức chuyên đề, hội thảo) để nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Hệ thống tư vấn KCB IMPT được liên kết với các Bệnh Viện, Tổ chức y tế lớn không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn trên, IMPT còn cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt cùng thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Khám sức khỏe định kỳ ở đâu tốt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chọn được một địa chỉ khám sức khỏe định kỳ đáng tin cậy sẽ giúp bạn sẽ cập nhật tốt hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, các bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao tại những nơi này cũng sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn cải thiện lối sống trở nên khoa học và tốt hơn.
Liên hệ tư vấn: 098 882 9031