BỆNH ĐAU DẠ DÀY
20:28 - 25/09/2019
Bệnh đau dạ dày khá phổ biến ở nước ta, ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế phát hiện những triệu chứng sớm là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị.
NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP ĐAU DẠ DÀY
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN
BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)
Bệnh đau dạ dày là gì?
Để hiểu rõ về bệnh đau dạ dày, người bệnh cần nắm được: Về giải phẫu, dạ dày là túi đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng. Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1-1,5 lít, gồm 2 phần: Phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị. Cấu tạo thành dạ dày gồm 4 lớp, từ ngoài vào trong gồm: thanh mạc; Lớp cơ: Gồm 3 lớp nhỏ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo); Hạ niêm mạc; Niêm mạc: Phân cách với lớp hạ niêm mạc bởi lớp cơ trơn.
Mạch máu của dạ dày: Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng tới tạo nên hai vòng cung: Vòng cung nhỏ dọc theo bờ cong nhỏ; Vòng cung lớn dọc theo bờ cong lớn. Thần kinh chi phối dạ dày: Là đám rối Meissner và Auerbach. Thần kinh phó giao cảm cholinergic (là dây thần kinh số X) và thần kinh giao cảm adrenergic (thần kinh tạng).
Dẫn theo tài liệu Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh thì đau dạ dày phần nhiều là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do các vết viêm loét gây nên.
Những triệu chứng đau dạ dày điển hình
Tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta hiện nay chiếm hơn 7% dân số. Tùy vào tình trạng mà triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, phổ biến nhất là:
- Đầy bụng, ậm ạch khó tiêu: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
- Đau thượng vị: Cơn đau vùng trên rốn xuất hiện bất thường, tần suất và mức độ ngày càng tăng.
- Giảm cân đột ngột: Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, người bệnh giảm cân đột ngột.
- Nôn và buồn nôn, ợ chua, ợ hơi: Thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra chứng trào ngược, gây ợ hơi, ợ chua và buồn nôn. Cần xử lý sớm triệu chứng này, tránh để xảy ra nhiều lần sẽ gây rách niêm mạc thanh quản, mất nước và tụt huyết áp...
- Đi tiêu phân đen, nôn ra máu: Hiện tượng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào ống tiêu hóa. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong sau ít phút.
Bệnh đau dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, hẹp môn vị.
Nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nguyên nhân của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố khác cùng nhau gây nên. Cụ thể:
- Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
- Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis)
- Nguyên nhân khác: Lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày.
Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức
Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,... tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày.
Giải pháp chữa đau dạ dày hiệu quả
Đau dạ dày không phải là bệnh nan y, nhưng đây là bộ phận lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên luôn phải hoạt động liên tục trong môi trường ẩm ướt. Do vậy các vết viêm nhiễm thường khó lành. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng hồi phục khi được chữa trị sớm, đúng phương pháp và kiên trì.
1/ Bài thuốc cổ phương của dân tộc Mường trị đau dạ dày với các thành phần vị thuốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên đã được y học cổ truyền xưa áp dụng để chữa trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày rất tốt.
Bài thuốc cổ phương chữa dạ dày này rất an toàn, lành tính có thể chữa gần như triệt để bệnh đau dạ dày đã được các nhà khoa học Viện IMPT từng nghiên cứu kế thừa và xây dựng công thức bằng quy trình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ cao hiện đại hoá bài thuốc giúp người bệnh dễ sử dụng và chữa khỏi bệnh.
2/ Thuốc Tây
Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng: Thuốc chống acide ion (-) (+), Metronidazol, Tinidazol, Amoxicilline.
Tuy nhiên, các loại thuốc để chữa bệnh này tiềm ẩn những tác dụng phụ nên cần hết sức thận trọng.