NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP ĐAU DẠ DÀY
21:53 - 25/09/2019
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nhiễm khuẩn HP, lạm dụng kháng sinh, stress, trào ngược dịch mật... gây đau dạ dày.
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN
BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)
BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Nguyên nhân của đau dạ dày rất đa dạng, có thể do một hoặc nhiều yếu tố khác cùng gây nên. Có thể kể đến thói quen sinh hoạt như uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói...
Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, căng thẳng, trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày... khiến dạ dày viêm loét, bị bào mòn.
Nhiễm nấm, các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis), vi khuẩn HP (helicobacter pylori) cũng gây đau, viêm loét dạ dày. Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật tiêu hóa, bác sĩ Lê Quốc Chính cho biết Việt Nam có khoảng 70% dân số nhiễm khuẩn HP. Tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có tới 700 người bị nhiễm HP; tại TP HCM, 90% người bị viêm loét dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP.
Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP
Năm 1982, hai bác sĩ người Australia là Robin Warren và Barry Marshall đã phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) - một loại xoắn khuẩn gram âm, sống ký sinh trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái dạ dày tự nhiên của người.
Hầu hết các loài vi khuẩn khác không thể nào phát triển trong dạ dày mà bị tiêu diệt bởi chất axit do niêm mạc dạ dày tiết ra. HP là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại ở trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày người.
Tuy vậy, đây cũng là tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày vì nó có thể sản sinh ra một chất gây phá hủy niêm mạc, tổn thương dạ dày, lâu ngày có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
HP có thể gây viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn HP có thể lây từ người sang người, khi hôn nhau, dùng chung bát, đũa, ly... Hoặc qua nguồn nước: thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chất thải của người nhiễm HP không được xử lý tốt khi thải ra môi trường nhiễm nguồn nước... Đây là những nguyên nhân lý giải tỷ lệ bệnh nhân dạ dày do nhiễm khuẩn HP đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Triệu chứng của nhiễm trùng vi khuẩn HP
Khi nhiễm trùng HP dẫn đến loét dạ dày, tá tràng. Các triệu chứng rõ rệt nhất bao gồm đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày bị trống vào ban đêm hoặc vài giờ sau bữa ăn, cơn đau được mô tả như một cơn gặm nhấm.
Người bệnh còn bị ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị; đau ngực do đầy hơi; buồn nôn, sốt, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân, có thể nôn ra máu (niêm mạc dạ dày bị vi khuẩn HP làm tổn thương nghiêm trọng). Các biến chứng nặng hơn là xuất huyết dạ dày, tá tràng; thiếu máu do thiếu sắt; thủng dạ dày, viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng; ung thư dạ dày.
Khi có một trong những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến bệnh viện để được chuẩn đoán nhiễm trùng vi khuẩn HP. Các phương pháp sử dụng: kiểm tra máu, kiểm tra hơi thở (xét nghiệm bằng phương pháp thổi máy), nội soi hoặc thử phân.
Khi nhiễm trùng HP dẫn đến loét dạ dày, tá tràng, triệu chứng rõ rệt nhất là đau bụng.
Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng có khuẩn HP thường uống thuốc cắt cơn đau nhất thời, trung hòa dịch vị acid, làm lành vết loét nhưng không diệt vi khuẩn HP. Do đó cơn đau dạ dày và viêm loét thường sẽ tái phát lại trong thời gian ngắn. Chưa kể thói quen tự mua thuốc trị bệnh của người dân, trị bệnh nửa vời (uống thuốc chưa đủ liều đã dừng) cũng là tác nhân làm giảm khả năng khỏi bệnh.
Khi mắc viêm loét dạ dày, tá tràng do khuẩn HP hoặc trường hợp phát hiện bị nhiễm khuẩn HP dương tính, các bác sĩ thường đề nghị người bệnh điều trị bằng phác đồ điều trị kháng sinh, hỗn hợp thuốc tây y. Bao gồm ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP, thuốc chống viêm, làm lành vết loét và chống axit cho niêm mạc dạ dày trong thời gian ít nhất 14 ngày với mục tiêu diệt vi khuẩn HP tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.
Khi sử dụng thuốc tây để chữa đau dạ dày do HP, người bệnh cần tuân thủ liều lượng từ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý kết hợp các loại thuốc có cùng cơ chế điều trị tại một thời điểm. Nhóm thuốc thường dùng:
- Kháng sinh: nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây đau dạ dày.
- Kháng axít dạ dày: trung hòa phản ứng axít HCl trong dạ dày, từ đó giảm cơn đau dạ dày do vi khuẩn HP.
- Chống tăng tiết dịch vị dạ dày: nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tiết acid HCl, chống viêm nhiễm niêm mạc dạ dày hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc, một số tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đầy hơi, đau đầu, khó tiêu, dị ứng, tăng men gan...
Vì vậy người bệnh nên tham khảo sử dụng thuốc đông dược được làm từ thảo dược thiên nhiên.
Với kháng sinh và kháng viêm từ thảo dược sẽ giúp người bệnh khỏi được bệnh mà không gặp phản ứng phụ.