PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU QUÝ GẮN LIỀN VỚI DU LỊCH
13:49 - 10/07/2020
BẠCH CẬP
DIỆP HẠ CHÂU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU TÂY BẮC - IMPT
ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE NÊN TRỒNG CÂY HƯƠNG THẢO
THẢO DƯỢC - SỰ BỔ SUNG HOÀN HẢO CHO THUỐC TÂY
DIỆP HẠ CHÂU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU TÂY BẮC - IMPT
ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE NÊN TRỒNG CÂY HƯƠNG THẢO
THẢO DƯỢC - SỰ BỔ SUNG HOÀN HẢO CHO THUỐC TÂY
Phát triển cây dược dược liệu quý gắn với phát triển du lịch và đồng thời lựa chọn một số tổ chức, doanh nghiệp trở thành đối tác phát triển, sản xuất là định hướng phát triển mới của các tỉnh Lào Cai và Hà Giang.
Với lợi thế là vùng cao nguyên khí hậu mát mẻ, các huyện Sapa, Bắc Hà của tỉnh Lào Cai và Sí Mần của Hà Giang đang triển khai nhiều mô hình phát triển trồng cây dược liệu, đồng thời gắn với Làng văn hóa du lịch, thăm quan tạo thành vùng liên kết, chuỗi sản xuất bảo tồn dược liệu mang lại thu nhập cao, bền vững cho bà con dân tộc, góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới miền núi.
Chính quyền các địa phương đã có những bước quy hoạch, kinh phí thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu bảo tồn, phát triển dược liệu quý, dược liệu sạch theo thiêu chuẩn GACP, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng cây dược liệu, cung cấp các sản phẩm an toàn cho thị trường, thu hút đầu tư của các đơn vị khoa học, kinh doanh vào các vùng trọng điểm.
Những ngày đầu tháng 7 này ghé thăm vùng dược liệu đạt chuẩn quốc tế nằm cách trung tâm thị trấn Bắc Hà khoảng 10 cây số, trên triền đồi, dưới thung lũng sâu thuộc địa bàn các xã Lùng Phình, Tả Văn Chư, Tả Cu Tỷ tràn ngập màu tím sắc hoa Cát cánh, cuối tháng 6 đầu tháng 7 là lúc mùa hoa nở rực rỡ nhất. Đến đây sẽ thấy cả một thung lũng hoa bao la, những cánh hoa tim tím, bé xinh ấy làm cho người ta ngây ngất và thấy thật thơ mộng, thảnh thơi giữa bạt ngàn lá xanh núi rừng.
Cát cánh một trong những cây thuốc quý chữa bệnh, việc trồng cát cánh không chỉ tạo ra nguồn dược liệu sạch còn tô điểm đẹp thêm vùng cao nguyên tạo lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái, tăng thêm việc làm cho bà con.
Cát cánh không chỉ có thu hoạch củ mà còn cả hạt để làm giống, mỗi ha trồng cát cánh cho thu nhập trên 60 triệu đồng. Cát cánh kết hợp cùng các dược liệu sạch khác như Mạch Môn, Xuyên Bối Mẫu, Ngưu Bàng tử, Bạc Hà… Nhân Sâm làm nên sản phẩm COPDSCARE giúp thanh phế, bổ phổi, khỏi ho dùng cho người bị ho kéo dài, ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, người bị phế hư, ho suyễn tân dịch hao tổn, miệng háo khát nước, ra mồ hôi nhiều, đau rát họng do môi trường ô nhiễm khó bụi, ồn nắng nóng, môi trường làm việc hóa chất độc hại, khói thuốc, hút thuốc,phòng bệnh phổi tắc nghẽn (Copd).
Viện Khoa học Công nghệ Y dược hiện đã và đang triển khai các dự án nghiên cứu và đầu tư hợp tác phát triển vùng dược liệu sạch để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm khoa học của Viện. Được sự quan tâm của ban lãnh đạo Viện, chính quyền và người dân các vùng trồng nguyên liệu, Viện đã hợp tác trồng và khai thác một số thảo dược theo tiêu chuẩn GACP như Actiso, Cát Cánh, Đương Quy, Bạc Hà, Dâu tằm...
Mục tiêu phát triển dược liệu trong thời gian tới Viện Khoa học Công nghệ Y dược sẽ cùng chung tay vào cuộc chuỗi liên kết “bốn nhà” “Nhà nước, nhà Nông, Nhà Khoa học và Nhà Doanh Nghiệp” thực hiện thành công dự án phát triển cây dược liệu sạch giai đoạn 2020 – 2025, để tiếp tục bảo tồn cây thuốc quý, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và hiệu quả kinh tế từ cây dược liệu.