TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU TÂY BẮC - IMPT

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU TÂY BẮC - IMPT

20:05 - 25/01/2021

“Trung tâm nghiên cứu dược liệu Tây Bắc - IMPT lập dự án đầu tư trồng dược liệu kết hợp du lịch trải nghiệm các loại sản phẩm y dược cổ truyền và nghỉ dưỡng...”.

BẠCH CẬP
DIỆP HẠ CHÂU
ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE NÊN TRỒNG CÂY HƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU QUÝ GẮN LIỀN VỚI DU LỊCH
THẢO DƯỢC - SỰ BỔ SUNG HOÀN HẢO CHO THUỐC TÂY
Việt Nam có nhiều loại dược liệu quý, hiếm, vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu để phát triển nền YDCT. Việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng... “Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là 1 trong 5 nước hàng đầu thế giới có hệ thống YHCT phát triển lâu đời và đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. Phát triển YDCT và kết hợp với y dược hiện đại đang là mục tiêu và yêu cầu phát triển, nhất là sau đại dịch COVID-19”.
Cũng theo số liệu thống kê của Viện Dược ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Tam thất hoang, Bách hợp, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam). Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gene tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam Bộ (TP.HCM).
Hiện đã có 40 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO). Mỗi năm tiêu thụ khoảng 50-60.000 tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc YHCT, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Đó chính là những điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp dược liệu và nền YHCT, phục vụ công tác khám, chữa bệnh, CSSK cho nhân dân nói chung và khách du lịch nói riêng...
Bên cạnh đó, với thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. YDCT Việt Nam đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước...
Hiện nay việc phát triển dịch vụ YDCT lồng ghép với du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của YDCT. Chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ của YDCT mang tầm khu vực và quốc tế...
Nhận thấy được những năm gần đây loại hình du lịch CSSK đã được một số đơn vị lữ hành khai thác, tuy nhiên mới phổ biến ở việc sử dụng dịch vụ điểm đến cung cấp từ khai thác tài nguyên địa phương như tắm khoáng nóng, tắm bùn..., ít doanh nghiệp lữ hành đi sâu về du lịch bản địa kết hợp trải nghiệm YDCT. “Du lịch CSSK không đơn thuần là sử dụng sản phẩm tại chỗ, mà còn nhiều sản phẩm du khách có thể mang về. Do vậy, việc CSSK kết hợp tham quan tìm hiểu thực tế, thu mua sản phẩm nuôi trồng chế biến để mang về sẽ đa dạng hóa dịch vụ, mang lại giá trị trải nghiệm phong phú, thiết thực cho doanh nghiệp và du khách” chính vì vậy Ban lãnh đạo Viện IMPT đã họp chủ trương và Quyết định giao cho “Trung tâm nghiên cứu dược liệu Tây Bắc” cùng các phòng ban của Viện làm việc với các cơ quan ban nghành sớm triển khai dự án.
“Dự án có giá trị thực tiễn cao” để dự án sớm được phê duyệt và đi vào thực tế, cần sự phối hợp và được sự ủng hộ của nhiều nghành, tổ chức ...
“Đây là dự án lớn, giá trị đầu tư cao, liên quan nhiều ngành, do đó IMPT phải cẩn trọng và sẽ triển khai theo từng lộ trình đầu tư.