BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG

BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG

20:41 - 25/09/2019

Bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng là một trong những chứng bệnh của bệnh đau dạ dày.

BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN UỐNG GÌ
NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP ĐAU DẠ DÀY
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN
 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)
 BỆNH ĐAU DẠ DÀY

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO

1. Viêm loét dạ dày, hành tá tràng là bệnh gì?
Khi dạ dày viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày. Theo mô học thì bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm. Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Việc quá lạm dụng các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen và các NSAID khác cũng là những nguyên nhân chính gây ra hay góp phần khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng.
bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị
Đặc điểm của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng:
Vị trí viêm loét dạ dày, tá tràng thường xuất hiện ở khu vực tá tràng (phần đầu ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với viêm loét ở khu vực dạ dày. Theo thống kê có đến khoảng 4% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là do các khối u ác tính. Chính vì thế cần thường xuyên đi kiểm tra, xét nghiệm để sớm phát hiện ung thư và loại bỏ các nguy cơ nguy hiểm này. Còn lại, 96% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng là lành tính. Những biểu hiện của vết loét có thể là vết ăn mòn, lõm hoặc hố như miệng núi lửa hay các vết lồi giống như polyp đại tràng.Các vết viêm loét thông thường lõm ở trong dạ dày và lồi ở khu vực tá tràng. Các vết lồi ở tá tràng thường nổi lên trên các mô xung quanh và có hình hạng khác nhau.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng
Ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng không còn hiếm. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu theo nghiên cứu thì đa số là 1 trong các nguyên nhân chính sau đây như:

a) Viêm loét dạ dày, tá tràng do chế độ ăn uống không hợp lý
Sử dụng nhiều chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá…là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày
Ăn nhiều chất béo, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài, ăn kiêng, ăn ít, ăn không đều
Ăn vội vàng, nhai không kỹ cũng khiến dạ dày có thể bị viêm loét
Thường xuyên bị rối loạn giờ giấc ăn uống như: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu cũng khiến bạn nhanh chóng bị đau dạ dày
bệnh viêm loét dạ dày

b) Bị viêm loét dạ dày do sử dụng nhiều thuốc tây và các hóa chất
Các chất gây hại cho dạ dày thường gặp như: acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…
c) Viêm loét dạ dày do nhiễm trùng
Ngày nay, hiện tượng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được hầu hết các chuyên gia tiêu hóa quan tâm vì mức độ nghiêm trọng của nó đối với bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày và tá tràng.
d) Viêm loét dạ dày do thần kinh
Hiện tượng viêm loét dạ dày rất thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.
e) Viêm loét dạ dày do nội tiết như: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…

3. Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng
Để điều trị được bệnh viêm loét dạ dày trước tiên cần phải xác định được mục tiêu và các nguyên tắc điều trị bệnh.
Mục tiêu điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày:
– Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc có cùng cơ chế điều trị bệnh. Chủ yếu là điều trị nội khoa. Không phẫu thuật, chỉ thực hiện điều này khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng và được chỉ định phẫu thuật bởi bác sỹ có chuyên môn.
– Thời gian điều trị bệnh có hiệu quả nhất từ 4 – 8 tuần cho 1 lần điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể (Bệnh cần thời gian đủ dài để các vết viêm loét có thể phục hồi được, không được gấp)

– Sau mỗi đợt điều trị cần đi khám lại nội soi để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của mỗi đợt trị bệnh
– Dùng thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng có khả năng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày,tá tràng
– Loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh trong quá trình điều trị như:
a) Chế độ ăn uống hợp lý:
– Ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng thì cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh cần tránh ăn những thức ăn và đồ uống gây hại cho niêm mạc như: rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu, đồ ăn chua, chát…Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá , thuốc lào…
b) Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh, tâm lý 
– Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cần để ý đến chế độ làm việc hợp lý, tránh các công việc quá sức, căng thẳng thần kinh, stress tâm lý
Sau mỗi đợt điều trị cần đi khám lại như đã nói ở trên.