HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN

HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN

21:24 - 25/09/2019

Theo phân loại của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (DSM-IV), hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện gồm các tiêu chuẩn sau: dị cảm; buồn nôn, nôn; đau cơ bắp; chảy nước mắt, nước mũi; giãn đồng tử, vã mồ hôi; đi ỉa lỏng; ngáp; sốt; mất ngủ.

BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN UỐNG GÌ
NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP ĐAU DẠ DÀY
BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG
 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)
 BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Theo các nghiên cứu của Việt Nam thì hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện có 12 triệu chứng (như thèm chất ma túy, nổi da gà, vã mồ hôi, giòi bò trong xương…). Các triệu chứng này xuất hiện sau ngừng dùng chất ma túy từ 6 đến 8 giờ; cường độ cao nhất vào ngày thứ 2, thứ 3; giảm dần và hết sau 7-10 ngày (1 số triệu chứng kéo dài vài tháng).

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nghiện ma túy trước hết và chủ yếu là lệ thuộc về tâm thần. Do bản năng cơ thể con người có thể tự điều chỉnh sự lệ thuộc về mặt cơ thể (hội chứng cai) trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, hiện tượng thèm, nhớ chất ma túy vẫn kéo dài hàng năm trong não (craving – đói MT trường diễn). Nó diễn ra theo cơ chế như sau: bộ não đã phản ứng hàng ngày trong một thời gian dài với những cảm giác dễ chịu, sảng khoái do chất ma túy gây ra, dẫn đến việc lưu dấu vết vững chắc (phản xạ có điều kiện) tại các thụ thể μ, nó tồn tại tiềm tàng và thường trực trong não. Khi gặp một kích thích gợi nhớ chất ma túy, các dấu vết phản xạ đó được hoạt hóa trở lại, gây xung động thèm chất ma túy, dẫn đến thúc đẩy người nghiện quay lại dùng chất ma túy. Trong điều trị nghiện ma túy, khó khăn gặp phải lớn nhất chính là hiện tượng đói MT trường diễn (craving).
Mục tiêu điều trị là điều trị hội chứng cai hay trạng thái lệ thuộc về cơ thể (cắt cơn, giải độc…). Và điều trị trạng thái nghiện mãn tính (lệ thuộc tâm thần, chống tái nghiện).

Điều trị trạng thái cai (giải độc) là phương pháp điều trị ngắn ngày (1-2 tuần), nhằm hỗ trợ cơ thể tự điều chỉnh với hội chứng cai về cơ thể. Hiện nay trên thế giới đang có các phương pháp cắt cơn như sau:

Dùng thuốc hướng thần (cổ điển).
Dùng Catapres (Clonidine) (có tác dụng giống morphine).
Dùng Methadone (đồng vận morphine ở thụ thể μ).

Các phương pháp khác (hỗ trợ): LPTL, vật lý trị liệu, các phương thức tôn giáo, thuốc dân tộc, châm cứu, thiền, yoga…
Ở Việt Nam, các phương pháp chính đang được dùng là:

- Dùng các thuốc hướng thần nhằm thanh toán các triệu chứng của h/c cai, như thuốc giải lo âu (seduxen,diazepam) điều trị bồn chồn, lo âu…; thuốc yên dịu mạnh (an thần kinh) (tisercine, levopromazine) điều trị trạng thái vật vã, kích động, dị cảm…; các thuốc khác: giảm đau (paracetamol), giảm co thắt (spasfone,spasmaverine…), nâng huyết áp (heptanil). Phác đồ này đã được Bộ Y tếthông qua và sử dụng rộng rãi, có hiệu quả trên cả nước từ năm 1995.

- Dùng các thuốc dân tộc, cổ truyền để hỗ trợ một phần cơ thể tự điều chỉnh 7-10 ngày. Một số thuốc đã được nghiên cứu như Heatos, Hufusa, Bông Sen… MD07

Điều trị trạng thái nghiện mãn tính là điều trị trạng thái đói MT trường diễn. Trên thế giới hiện đang chủ yếu áp dụng các phương pháp như:
Chiến lược giảm hại (harm-minimization):
* Điều trị thay thế: Methadone, Buprenophine, LAAM…

* Giải pháp thay thế bơm kim tiêm sạch
Các phương pháp đối kháng: dùng các chất đối vận với thụ thể μ (opioid receptor antagonists)