KHOA HỌC PHÁT TRIỂN THUỐC CHỮA CHỨNG CÔ ĐƠN

KHOA HỌC PHÁT TRIỂN THUỐC CHỮA CHỨNG CÔ ĐƠN

10:30 - 09/03/2020

Trong số các trạng thái cảm xúc có khả năng gây hại đến sức khỏe tâm thần và thể chất của con người, cô đơn thường ít được nhận thức đầy đủ nhất, bên cạnh đó còn là sự thiếu vắng của các kiểm chứng lâm sàng.

THỰC PHẨM CÓ LÀ THUỐC?
Y HỌC TỰ NHIÊN
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TỪ THẢO DƯỢC LÀ GÌ ?
VÉN MÀN BÍ MẬT ĐẰNG SAU THÀNH PHẦN MỸ PHẨM
KHÔNG THỂ LÀM TRẮNG DA TỨC THÌ, NHỮNG CHẤT DƯỠNG TRẮNG NÀO AN TOÀN

Trong số các trạng thái cảm xúc có khả năng gây hại đến sức khỏe tâm thần và thể chất của con người, cô đơn thường ít được nhận thức đầy đủ nhất, bên cạnh đó còn là sự thiếu vắng của các kiểm chứng lâm sàng.

Nhiều nghiên cứu trước đây từng chỉ ra, trạng thái cô đơn có thể gây ra những tác động lâu dài, không mong muốn đối với cơ thể. Một cuộc khảo sát do Cigna thực hiện cũng cho thấy, có tới gần một nửa dân số Mỹ thường hoặc luôn rơi vào trạng thái cô đơn. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng ta đang phải đối mặt với một tương lai chẳng mấy dễ chịu chút nào.

Theo truyền thống, Y học phương Tây thường tìm cách chấm dứt hoặc ngăn chặn tình trạng trở nên tồi tệ thông qua các loại thuốc, như đối với những bệnh liên quan đến tim, cơ bắp, dạ dày, và thậm chí cả lo lắng hay trầm cảm cũng đều có thể điều trị được bằng các loại thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trên nền tảng của tư duy ấy, nỗi “cô đơn” có lẽ cũng phải là ngoại lệ.

Tiến sỹ Stephanie Cacioppo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Brain Dynamics Lab tại trường Y khoa Pritzker (Đại học Chicago) cùng với các cộng sự giải thích: cảm giác cô đơn là trạng thái thường xảy đến khi những tín hiệu thần kinh (do các tác nhân hóa học gây ra) khuyến khích con người tiếp cận, giao tế với người khác, song một thứ tâm trí cảnh giác cao độ khác lại khiến họ thường cảm nhận thấy và đề phòng trước những mối nguy hiểm xã hội, dẫn tới việc không còn muốn tiếp xúc nữa. Cũng như cảm giác khát cho ta biết cần phải uống nước, cô đơn là dấu hiệu cho thấy chúng ta, những con người xã hội, đang rất cần sự tiếp xúc xã hội.

Để ngăn ngừa, không cho tình trạng cô đơn áp đảo, nhóm của Cacioppo đặt cược vào một loại thuốc có tác dụng kích thích thần kinh mang tên pregnenolone nhằm giúp làm dịu bớt tâm lý lo lắng cùng những nhận thức thái quá về các mối nguy tiềm ẩn. Cacioppo cùng các cộng sự đã không hề đặt ra mục tiêu loại bỏ hoàn toàn cảm giác cô đơn, mà thực chất chỉ muốn ngăn chặn những tác động có hại do trạng thái này gây ra đối với cả tâm trí lẫn cơ thể. Nếu có thể điều chỉnh, giúp giảm thiểu cơ chế cảnh báo cùng nỗi bất an trong tâm trí của những người cô đơn, chúng ta hoàn toàn có thể đưa họ kết nối lại với cộng đồng, thay vì ngày càng trở nên xa cách – Cacioppo nói với The Guardian.

Bên cạnh đó, con người vẫn còn nhiều phương pháp phi lâm sàng để chống lại nỗi cô đơn như tán gẫu với ai đó (ngay cả ngồi tại nhà), tham gia một câu lạc bộ hoặc hoạt động nhóm mà chúng ta yêu thích, hay việc tự nguyện gắn kết để trở thành một phần của tôn giáo (bất kỳ) cũng có thể đem lại thứ cảm giác rất thân thuộc. Đôi khi chỉ một cái ôm đơn giản cũng có có tác dụng giải phóng oxytocin trong não, giúp giảm bớt cảm giác cô đơn, thúc đẩy các hành vi xã hội và niềm tin vào con người.