PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DA DÀY

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DA DÀY

10:18 - 09/03/2020

Trong những năm gần đây, vi khuẩn Hp đang trở thành mối lo khi việc tiệt trừ ngày càng trở nên khó khăn. Theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam 2016, hiệu quả tiệt trừ Hp của các phác đồ đang suy giảm một cách nhanh chóng. Hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ Hp thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có ngĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay.

THỰC PHẨM CÓ LÀ THUỐC?
Y HỌC TỰ NHIÊN
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TỪ THẢO DƯỢC LÀ GÌ ?
VÉN MÀN BÍ MẬT ĐẰNG SAU THÀNH PHẦN MỸ PHẨM
KHÔNG THỂ LÀM TRẮNG DA TỨC THÌ, NHỮNG CHẤT DƯỠNG TRẮNG NÀO AN TOÀN

1. Phác đồ 3 thuốc
PPI + Amoxicillin + Clarithromycin
PPI + Amoxicillin + Metronidazole
Đối tượng: Tiệt trừ Hp lần đầu:

Tại khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)
Tại khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)
Dùng trong 10-14 ngày
Liều dùng:

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn

2. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth
PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole
Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:
PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole
Dùng trong 10-14 ngày
Đối tượng phác đồ kế tiếp: sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc.

Hiện nay phác đồ 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ.

Liều dùng:

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

3. Phác đồ nối tiếp
PPI + Amoxicillin
Trong 5 ngày đầu
PPI + Clarithromycin + Tinidazole
Trong 5 ngày tiếp theo
Đối tượng: Có thể lựa chọn là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay.


Cho hiệu quả điều trị cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ.

Liều dùng:

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

4. Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin
PPI + Amoxcillin + Levoflloxacin
Dùng trong 10 ngày
Đối tượng: Lựa chọn khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth

Có thể xảy ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ gân-khớp nên bệnh nhân cần lưu ý theo dõi và phản hồi với bác sỹ khi gặp triệu chứng sưng, đau khớp.

Liều dùng:

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Nguy cơ thất bại điều trị khi tiệt trừ Hp

Trong những năm gần đây, vi khuẩn Hp đang trở thành mối lo khi việc tiệt trừ ngày càng trở nên khó khăn. Theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam 2016, hiệu quả tiệt trừ Hp của các phác đồ đang suy giảm một cách nhanh chóng. Hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ Hp thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có ngĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay.

Hiệu quả của các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp đầu tay giảm theo thời gian
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thất bại điều trị đó là do khuẩn Hp đề kháng kháng sinh. Tại Việt Nam vi khuẩn Hp có tỉ lệ kháng với Clarithromycin rất cao – 85,5%, kháng Metronidazole là 35%.

Đặc biệt với Levofloxaxin, một loại kháng sinh mới được đưa vào phác đồ tiệt trừ Hp gần đây thì tỉ lệ bị kháng cũng đã lên tới 28% [3,4,5]. Điều này làm rấy lên lo ngại rằng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ không còn kháng sinh để điều trị và nhiều bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc chung sống cùng vi khuẩn Hp, chấp nhận nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.

Phác đồ cứu vãn và sự kết hợp mới nhất

Trong trường hợp vẫn tiệt trừ thất bại sau hai lần điều trị, cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, do khó khăn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn. Chính vì vậy nên việc chẩn đoán Hp kháng thuốc đã số vẫn mang tính kinh nghiệm và cảm giác của bác sỹ điều trị.

Cách kết hợp mới tại Nhật Bản: Một giải pháp mới gần đây được các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo lựa chọn kết hợp cùng phác đồ diệt Hp tiêu chuẩn đó là kháng thể chống vi khuẩn Hp (GastimunHP). Loại kháng thể này được Nhật Bản lựa chọn là vũ khí chống lại vi khuẩn Hp trong thế kỷ mới.

Ngoài việc nó giúp tăng cường hiệu quả của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp cổ điển, loại kháng thể này còn giúp chống lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng, phòng chống tái nhiễm khuẩn Hp sau khi điều trị. Và đặc biệt, kháng thể OvalgenHP trong GastimunHP là một giải pháp cực kỳ an toàn dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có thể trạng yếu,… thường là những đối tượng khó khăn trong tuân thủ điều trị với kháng sinh.

Hiện nay, ngoài sử dụng tại Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa loại kháng thể này sang sử dụng phổ biến ở một số nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ…

Không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp
Không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp
Người bệnh cũng cần lưu ý: không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp vì tỷ lệ tiệt trừ Hp là chưa được chứng minh, hàm lượng Clarithromycin trong bộ kít thường thấp (thường 250mg) làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Do tỷ lệ Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, đôi khi việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày không đạt được kết quả như ý, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc hoặc ngừng việc điều trị mà nên phối hợp tốt với thầy thuốc tìm các giải pháp phối hợp hiệu quả hơn, đổi thuốc… nhằm đạt được hiệu quả điều trị.

Nếu nghi ngờ có HP kháng thuốc, hãy kết hợp ngay với các loại thuốc đặc trị để giúp tăng khả năng tiệt trừ vi khuẩn HP, giảm nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn HP trong cộng đồng.

II. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp dương tính

Vi khuẩn hp dương tính là khái niệm chỉ việc kết quả xét nghiệm cơ thể dương tính với vi khuẩn hp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm vi khuẩn hp và loại virus này đang tồn tại và hoạt động trong dạ dày của người bệnh. Vi khuẩn hp nếu không được phát hiện có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó đáng sợ nhất là ung thư dạ dày đã gây ra nhiều cái chết cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn hp dương tính.

Điều trị viêm dạ dày hp dương tính không phải đơn thuần là nhiệm vụ của các bác sỹ mà chủ yếu là việc tuân thủ điều trị, và ý thức của bệnh nhân. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phân biệt được các loại thuốc khác nhau, từ đó khi sử dụng đơn thuốc có nhiều thuốc bác sỹ kê, bệnh nhân sẽ biết cách sử dụng thuốc nào vào thời điểm nào, liều dùng và cách dùng chính xác.

Cần chẩn đoán để xác định - Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp mới nhất
Cần chẩn đoán để xác định – Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp mới nhất
Thông thường những phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn hp dương tính được hội tiêu hóa thế giới ban hành cũng được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo một số vùng miền, đặc tính kháng thuốc của chúng Hp tại địa phương mà sẽ có những điều chỉnh nhất định.

1. Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính lần đầu

Tùy vào từng khu vực khác nhau các bác sĩ sẽ có những thay đổi nhất định để có phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp dương tính hiệu quả nhất. Ở miền Trung và miền Bắc là khu vực có tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng Clarithromycin còn ở mức trung bình thì có thể sử dụng phác đồ kết hợp giữa PPI, Amoxicillin và Clarithromycin trong vòng 14 ngày là phác đồ lần đầu.


Nhưng miền Nam thì lại khác, tỷ lệ kháng lại thuốc của vi khuẩn Hp tại đây rất là cao, nên phác đồ lần 1 không đem lại hiệu quả như mong muốn. Bởi thế các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ nối tiếp.

2. Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính lần 2

Chỉ sử dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp dương tính lần 2 khi thất bại ở lần 1.

Sử dụng phác đồ PPI, Amoxicillin và Levofloxacin nếu trước đó đã dùng phác đồ 4 thuốc có Bismuth. Đặc biệt, không được sử dụng lại loại kháng sinh đã thất bại ở phác đồ lần 1. Nhất là là Clarithromycin ngoại trừ Amoxicillin vì tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Vì vậy,

Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính
Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính
Lưu ý: Bệnh nhân cần lưu trữ lại các đơn thuốc trước đây đã sử dụng và trình bày với bác sỹ khi đi khám bệnh trong các lần tiếp theo. Điều này là vô cùng quan trọng đối với bác sỹ và bệnh nhân để việc điều trị viêm dạ dày hp dương tính thành công.

3. Phác đồ cứu vãn và sự kết hợp mới nhất

Trong trường hợp sau 2 lần áp dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính đều thất bại, cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, do khó khăn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn.

Chính vì vậy nên việc chẩn đoán viêm dạ dày Hp dương tính kháng thuốc đa số vẫn mang tính kinh nghiệm và cảm giác của bác sỹ điều trị.
Trên đây là tổng hợp những lưu ý trong sử dụng các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn hp dành cho bệnh nhân và thầy thuốc cùng tham khảo.

Tuy nhiên, tiệt trừ thành công Hp, một phần phụ thuộc vào bác sỹ, phần chính vẫn phụ thuộc vào bệnh nhân, yếu tố tính nhạy của của Hp dạ dày. Về phía bệnh nhân, các chuyên gia của chúng tôi có những lời khuyên trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp sau đây:

Lời khuyên từ chuyên gia bệnh dạ dày

Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sỹ.
Khi sử dụng thêm thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trực tiếp.
Không sử dụng các kit dạ dày có chứa PPI + Clarithromycin + Tinidazole để diệt vi khuẩn Hp.
Khi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, ngoài việc điều trị theo phác đồ, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
ử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp hàng ngày để giúp tăng miễn dịch cho dạ dày trước vi khuẩn Hp, tăng tỷ lệ thành công của phác đồ điều trị, phòng ngừa tái nhiễm và lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Lời khuyên từ chuyên gia - Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp mới nhất
Lời khuyên từ chuyên gia – Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp mới nhất
Khi muốn sử dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp dương tính bạn cần có được lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng vì nếu áp dụng không đúng cách sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc sẽ khó khăn hơn trong quá trình điều trị.