NHỮNG BIỂU HIỆN BỆNH TÂM THẦN HOANG TƯỞNG

NHỮNG BIỂU HIỆN BỆNH TÂM THẦN HOANG TƯỞNG

22:02 - 25/09/2019

Người mắc bệnh tâm thần, hoang tưởng thường có biểu hiện loạn giấc ngủ (lúc thì ngủ ngày, lúc thì ngủ đêm, không cố định theo một nhịp sinh học như người thường), hoặc khó ngủ, đảo lộn nhịp sinh học giấc ngủ (ngày ngủ, đêm thức).

THỰC PHẨM CÓ LÀ THUỐC?
Y HỌC TỰ NHIÊN
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TỪ THẢO DƯỢC LÀ GÌ ?
VÉN MÀN BÍ MẬT ĐẰNG SAU THÀNH PHẦN MỸ PHẨM
KHÔNG THỂ LÀM TRẮNG DA TỨC THÌ, NHỮNG CHẤT DƯỠNG TRẮNG NÀO AN TOÀN

1. Rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ
-  Có trường hợp người bệnh cứ bắt gia đình, người thân phải thức đêm cùng bệnh nhân để nói chuyện, xem tivi, nghe nhạc, rồi bình luận như một chuyên gia.
- Luôn luôn ở trạng thái căng thẳng, mất ngủ dẫn đến người đờ đẫn, không muốn ăn uống hay hoạt động gì, chỉ ngồi một chỗ nhìn thơ thẩn hoặc biểu hiện như đang tập trung cao độ vào một việc gì đó. Không để ý đến mọi việc xung quanh. Nhưng, cũng có trường hợp mắc bệnh lại không bị những triệu chứng này.

2. Rối loạn hành vi, cảm xúc
- Bản thân người mắc bệnh tâm thần, hoang tưởng tồn tại cảm xúc yêu ghét lẫn lộn. Lúc thì quý mến lúc lại rất ghét, có khi như kẻ thù. Hoặc có biểu hiện với người thân thì rất ghét, không muốn tiếp xúc, nói chuyện và tìm cách xa lánh. Còn đối với người lạ thì lại rất gần gũi, như đã thân thiết từ lâu. Và chỉ muốn nói chuyện và nói nhiều với họ.
- Có trường hợp còn biểu hiện cảm xúc trái ngược: thấy đám ma thì cười, thấy đám cưới thì khóc. Bởi họ nhầm tưởng đám ma thành đám cưới, tưởng chuyện vui thành chuyện buồn,...

3. Chỉ muốn đi lang thang
Khi bệnh phát tác họ chỉ muốn đi, nhưng đi không chủ đích, cứ lang thang khắp chốn cùng nơi. Có bệnh nhân chỉ đi trong im lặng với đôi mắt thơ thẩn. Có bệnh nhân vừa đi vừa chửi bới, la ó. Như đang cãi – chửi nhau hay quát mắng ai đó. Có bệnh nhân lại hiền từ hơn, vừa đi vừa nói lảm nhảm một mình không chủ đích, như kiểu đang nói chuyện với một ai đó,...

4. Bệnh nhân mắc chứng “ảo thanh”
- Bệnh nhân hoang tưởng thường nghe có tiếng nói chuyện trong đầu, hoặc có tiếng nói phát ra từ trong bụng. Có khi là tiếng nói xấu hoặc khen bệnh nhân. Có khi như phân tích, nhận xét, đánh giá những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân.
- Cũng có người bị ảo giác, thỉnh thoảng cứ nghe thấy ai đó đang nói chuyện, đang ra lệnh, bình phẩm, bắt ép, la mắng, truy đuổi, bắt bệnh nhân phải làm cái này phải làm cái kia.

5. Hoang tưởng, ảo tưởng
- Có người bị ảo tưởng như đang có người đuổi đánh, chém giết, hãm hại. Bệnh nhân có khi nhìn vật A thành vật B, nhìn người thân tưởng kẻ thù (đã có trường hợp xảy ra chuyện bệnh nhân cầm hung khí tấn công người khác. Bởi lúc bệnh tái phát, họ tưởng những người xung quanh là kẻ thù đang truy sát mình. Vì vậy, bệnh nhân mới phản ứng lại bằng cách cầm hung khí tấn công trước để tự vệ).
- Có bệnh nhân còn sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, nên cứ chui rúc hoặc tìm chỗ để ẩn nấp.

6. Biểu hiện như “ma nhập”
Có người cứ nói lăng lảm nhảm, la hét, gào khóc, giãy giụa, quằn quại. Có người biểu hiện như có người “cõi trên, tổ tiên, linh hồn người quá cố” mượn xác bệnh nhân để phán. Dân gian thường gọi trường hợp này là “ma nhập”. Nhưng thực chất không phải vậy, đây chính là một dạng của bệnh tâm thần, hoang tưởng ở trạng thái nặng.
Theo Đông y thì trường hợp mắc bệnh tâm thần, hoang tưởng chính là một triệu chứng “cảm nhập tâm”. Tức là “tâm” (tim) tích độc dẫn đến hoảng loạn, ảo tưởng, ảo giác, mê sảng, điên loạn.