NHỮNG THẢO DƯỢC QUÝ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

NHỮNG THẢO DƯỢC QUÝ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

06:23 - 25/09/2019

Dược liệu từ thiên nhiên Việt Nam. Bài thuốc kết hợp các Thảo dược với công thức có tỷ lệ trọng lượng các thành phần chính xác có hiệu quả cao trong chữa bệnh đau dạ dầy.

BẠCH CẬP
DIỆP HẠ CHÂU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU TÂY BẮC - IMPT
ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE NÊN TRỒNG CÂY HƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU QUÝ GẮN LIỀN VỚI DU LỊCH

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến và nhiều người mắc phải, người bệnh chấp nhận sống chung với bệnh hàng chục năm vì thiếu kiên trì, hay đơn giản cam chịu những cơn đau vì thấy bệnh không nguy hiểm ngay lập tức, không cấp cứu đi viện…nhưng nhiều trường hợp hối hận muộn vì để lâu dẫn đến viêm loét hay có thể bị ung thư dạ dày.
Những điều sau đây người bệnh dạ dày luôn thắc mắc và đến đây rồi thì đọc qua hết để có giải pháp tốt nhất, tránh khi đã quá muộn:
Vì Sao Đau Dạ Dày?
Do bị lây bệnh: Rất ít người nghĩ bệnh dạ dày có thể lây…nhưng thực ra đây là nguyên nhân nhiều gia đình cả nhà đều bệnh. Bản chất đau dạ dày không lây, nhưng khuẩn HP gây bệnh thì lây từ người này qua người khác qua đường ăn uống…
Lối sống: Sử dụng bia rượu, ăn uống không điều độ làm hỏng các yếu tốt bảo vệ dạ dày…dẫn đến phát bệnh. Ngoài ra, stress trong đời sống hay công việc dẫn đến viêm loét dạ dày tỷ lệ cao.
Biểu hiện đau dạ dày?
+ Có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
+ Bụng đau rát cồn cào, trào ngược.
+ Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược.
+ Cảm giác buồn nôn, cơn đau thắt xuất hiện thường xuyên và dai dẳng.
+ Đại tiện ra máu đỏ hay phân đen…và 1 số triệu chứng khác.
Đau dạ dày nên làm gì?

Ngay khi biết đau dạ dày, bạn nên làm ngay các bước sau đây:
Xét nghiệm dạ dày xem có bị nhiễm khuẩn Hp hay không? Nếu có thì dẫn gia đình đi khám để cùng hỗ trợ điều trị, tránh trường hợp lây chéo là nguyên nhân mãi không hết và tái phát nhiều lần.
Thay đổi lối sống: Như phần ở nguyên nhân đau đã nêu trên thì chúng ta phải thay đổi để tránh bệnh có biến chứng nặng hơn.

Đau Dạ Dày Nên Làm Gì? Cách Hỗ Trợ Trị Đau Dạ Dày Nhanh Hết
Thay đổi và kiên trì là 2 yếu tố cần xác định ngay từ đầu để bỏ căn bệnh hành hạ hằng ngày này vào sọt rác.
Thay đổi ở đây là lối sống. Bạn đừng hy vọng “ nhậu” hàng ngày mà tìm thuốc gì để dứt bệnh. Đầu tiên là ở bạn và người thân bạn cần ăn uống điều độ, loại bỏ các thói quen không tốt ngay và lập tức để hỗ trợ điều trị có hiệu quả.

Kiên trì: Chỉ có THẢO DƯỢC chứ không có THẦN DƯỢC. Bài thuốc kết hợp các Thảo dược với công thức có tỷ lệ trọng lượng các thành phần chính xác từ Mg có hiệu quả cao trong chữa bệnh đau dạ dầy dùng cho người bị viêm loét dạ dày và Hp+

1. TRÀ DÂY

Ưu điểm tuyệt vời của Trà Dây trong hỗ trợ điều trị dạ dày ở 2 yếu tố quan trọng sau:
Trung hoà Axit dạ dày: Trong dạ dày có chất nhầy và 1 số yếu tố bảo vệ khác, trong khi đó axit dạ dày phá huỷ môi trường, gây ra bệnh dạ dày. Trà Dây giúp giảm axit dạ dày, giúp môi trường dạ dày về trạng thái cân bằng.
Diệt khuẩn Hp: Đây là nguyên nhân làm dạ dày viêm loét và biến chứng nguy hiểm nhất. Vấn đề còn nguy hiểm hơn vì có thể lây cho người thân nên nếu không diệt tận gốc sẽ tái phát nhiều lần và khó dứt điểm. Trà Dây giúp diệt khuẩn Hp đặc biệt hiệu quả. Đây là phương pháp đơn giản vì không sợ tác dụng phụ như dùng thuốc tây, không nóng người, và hạn chế tái phát cao nhất.
Trà Dây có nhiều loại, hiện tại ở Việt Nam Trà Dây tốt nhất là các vùng Sapa, Cao Bằng. Nếu nhìn bằng mắt thì có thể đánh giá sơ qua Trà Dây càng có nhiều đốm trắng như bị mốc là loại tốt...

2. BỒ CÔNG ANH

Trong đời sống, bồ công anh được đi nhiều vào thơ ca nhưng ít ai biết bồ công anh như một loại rau, một vị thuốc trị bệnh, nhất là được ứng dụng khắc phục viêm loét, tổn thương ở niêm mạc dạ dày, làm lành nhanh vết loét, tiêu diệt vi khuẩn Hp hiệu quả.

Tại sao bồ công anh có thể chữa đau dạ dày?
Nói rõ hơn về công dụng chữa đau dạ dày của Bồ công anh, tác giả Võ Văn Chi trong cuốn Từ điển những cây thuốc Việt Nam có viết: Bồ công anh còn có tên gọi khác là rau mũi cày, diếp dại, mũi mác…Đây là loài cây cỏ sống dai, phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt, các tỉnh phía Tây Bắc Trung Quốc.

Bồ công anh có vị ngọt, tình bình, không độc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng viêm. Thuốc sắc bồ công anh có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, khuẩn lị… Ngoài ra bồ công anh còn có lợi cho gan, mật lợi tiểu.

Một trong những nguyên nhân gây viêm bệnh lý dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Y học hiện đại khi phân tích thành phần trong bồ công anh cũng đã phát hiện ra một số chất như Viatmin B, Vitamin A, sắt, kẽm, đặc biệt là các chất lecithin,xanthophyl, taraxanthin, violaxanthin có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, kháng viêm, giảm đau rất tốt, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khá công hiệu, hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh đau dạ dày.
Như vậy, cả y học cổ truyền và truyền thống đều chứng minh tác dụng chữa bệnh của bồ công anh. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng bài thuốc này để chữa bệnh.

3. LÁ KHÔI

Lá khôi tía điều trị hiệu quả bệnh viêm dạ dày.
Lá khôi tía có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét dạ dày, là một lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày hiện nay. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc vị thuốc đặc biệt này.
Mô tả cây lá khôi

Khôi tía là cây thân mềm, mọc thẳng, có thể cao tới đầu người
Lá dài, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím và có lông nhỏ mịn nên còn được gọi là cây khôi nhung.
Các bạn có thể xem ảnh để thấy rõ hơn
Phân loại lá khôi
Có 2 loại cây Khôi khác nhau là: Khôi tía và khôi trắng

Khôi tía: Như môt tả của chúng tôi ở trên
Khôi trắng: Hai mặt lá đều màu xanh, mặt dưới không có màu tím
Kinh nghiệm dân gian: Cả hai loại trên đều được dùng làm thuốc điều trị đau dạ dày, nhưng dân gian thường ưa dùng loại khôi tía hơn.
Tên thuốc: Lá khôi.
Tên khác:
Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi nhung, Khôi tía.
Tên khoa học:
Ardisia sylvestris Pitard, họ Đơn nem
Phân bố:

Ở nước ta cây khôi tía mọc hoang hóa nhiều nơi, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiều nhất là ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái…
Do có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất hay, nhu cầu bệnh nhân dùng làm thuốc là rất lơn nên hiện nay nhiều hộ gia đình đã tiến hành nhân giống và trồng cây khôi tía để làm dược liệu.

Bộ phận dùng làm thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc của Cây khôi là : Lá
Thành phần hoá học: Tanin và glucosid.
Công năng: Làm giảm độ acid của dạ dày
Công dụng của lá khôi tía
Điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
Tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày
Phục hồi viêm loét bên trong dạ dày, giúp vết viêm dạ dày sớm liền.

4. DẠ CẨM

Dạ cẩm vị thuốc quý hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. 
Cây dạ cẩm một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi đặc biệt là vùng núi phía Bắc nước ta. Những năm 60 dạ cẩm được sử dụng nhiều để làm thuốc cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Chắc hẳn bạn không biết, từ những năm 1970 do có hiệu quả tốt trong điều trị viêm dạ dày mà cây dạ cẩm đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục các loại thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày.

Trong các tài liệu về y dược học cây dạ cẩm được đánh giá rất cao về tác dụng dược lý, nhất là tác dụng điều trị viêm dạ dày.

Ấy vậy mà lâu nay, dường như có rất ít bệnh nhân biết đến và sử dụng cây thuốc quý này, có lúc dường như nó đã bị lãng quên. Với mục đích phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh bằng các cây thuốc, bài thuốc dân gian. Chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả “Cây dạ cẩm vị thuốc điều trị bệnh dạ dày”.

Tên khác

Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm (Nhân dân một số vùng dùng dạ cẩm để điều trị bệnh lở loét ở mồm rất hiệu quả).

Tên khoa học
Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê

Mô tả cây thuốc
Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng (Xem ảnh để thấy rõ hơn).

Cây phân bố và mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta (Nhiều nhất ở Lạng Sơn). Là một cây thuốc quý, song nguồn dược liệu chủ yếu được thu hái tự nhiên. Hiện nay chưa có nơi nào tiến hành trồng và nhân giống cây thuốc này.

Bộ phận dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.
Cây được thu hái quanh năm và được phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để tiện sử dụng.

Thành phần hóa học
Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin (Theo hội đông dược tỉnh Lạng Sơn)
Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.
Tính vị
Dạ cẩm có vị ngọt nhẹ, tính bình, nước sắc dạ cẩm có màu tím.
* Công dụng của cây dạ cẩm là gì ?
Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc (Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị của bệnh viện).
Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày (Do trung hoà được lượng axit trong dạ dày)
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày (bớt ợ chua, giúp liền vết loét).
điều trị loét mồm, loét lưỡi do viêm nhiễm hoặc do nhiệt
Đối tượng sử dụng
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
Người bị lở mồm, loét miệng.

5. Ô TẶC CỐT

Tên thường dùng: mai mực, ô tặc cốt, Mặc ngư cốt , Lãm ngư cốt, Hải nhược bạch sự tiểu lại , Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư , Ô tặc cốt

Tên tiếng Trung: 烏 賊 骨
Tên thuốc : Os sepiae seu sepiellae
Tên khoa học:Sepiella maindroni de Rochchebrune, Sepia es culenta Hoyle.
Họ khoa học: Mực (Sepiidae)

Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae.
Chế biến mai mực tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột. Để có mai mực có phẩm chất tốt nhất nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ 
Thành phần hoá học 
Mai mực có muối calci carbonat, calci phosphat, natri clorid, các chất hữu cơ, chất keo

Tác dụng dược lý 
Kháng acid tác dụng giảm đau: xương mực nang có chứa canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày, axit nôn và giảm các triệu chứng ợ nóng, loét mà còn thúc đẩy, cầm máu, giảm đau tại chỗ. Nó có thể được sử dụng như thuốc kháng acid. Các thí nghiệm cho thấy rằng: làm giảm sự kích thích bề mặt vết loét dạ dày, loét tiêu hóa cũng giảm, có thể tăng tốc chữa bệnh loét dạ dày ở chuột. Ngoài việc tác dụng tại chỗ đối với axit dạ dày, nhưng còn có tác dụng ức chế kháng cholinergic tiết acid dạ dày thuốc thần kinh, so với một số thuốc kháng acid thường được sử dụng khác.

Tác dụng cầm máu: Sau khi nó có chứa pectin, chất hữu cơ và vai trò của dịch dạ dày, bề mặt vết loét để tạo thành một màng bảo vệ, do chảy máu có xu hướng ngưng tụ, do đó hiện tượng đông máu. Mực bột xương xốp có thể được sử dụng như là chất cầm máu tại chỗ.
Bào chế, bộ phận dùng
Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). 2- Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học). 
Ô tặc cốt bắt vào tháng 4-8. Lấy xương ra khỏi cá và phơi, sấy 24 giờ.
Công dụng 
Làm se và cầm máu; cố tinh và trừ khí hư, chống toan hóa và giảm đau, làm lành vết loét.
Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thấm thấp. 
Tính vị 
Vị mặn, se và hơi ấm
Quy kinh 
Can và thận.

6. KHỔ SÂM

Khổ sâm cho lá chứa các thành phần hóa học gì?
1.1. Đặc điểm thực vật của cây khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá, vì vị thuốc này dùng lá (Folium Tonkinenis) để chữa bệnh. Cây khổ sâm cho lá chỉ cao từ 1 – 1,2m thuộc loại cây bụi. Lá đơn, mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả, gồm 3 – 6 lá. Lá khổ sâm có hình mũi mác, dài 5 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm, mép nguyên. Mặt dưới là màu trắng bạc óng ánh, trong như lá nhót đó là các long hình khiên. Mặt trên thường xanh nhạt cũng có ít long hình khiên như mặt dưới lá.

Khi lá khô đi, màu trắng bạc mặt dưới lá càng thể hiện rõ hơn; mặt trên lại trở nên màu nâu đen; điều đó giúp ta dễ dàng nhận dạng vị thuốc này. Cụm hoa thường được mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực gồm 5 lá dài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hơi đỏ. Cây khổ sâm cho lá, thường là cây mọc hoang, đôi khi được trồng làm cảnh và được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta. Do đó nó còn được gọi là “khổ sâm Bắc bộ”. Người ta thu hút các là bánh tẻ vào các mùa trong năm. Phơi khô. Trước khi sử dụng, thường tiến hành sao vàng.
1.2. Thành phần hóa học của khổ sâm cho lá
Việc nghiên cứu thành phần hóa học của lá khổ sâm. Trong lá thấy có các thành phần flavonoid, alcaloid, β – sitosterol, stigmasterol, acid benzoic, tecpenoid. Gần đây các nhà khoa học ở nước ta, đã phân lập được một số thành phần hóa học từ các hợp chất tecpenoid của lá khổ sâm như sau:
Ent – 7 β – hydroxyl – 15 – oxokauran – 16 – en -18 – yl acetate,
Ent – 1 α – acetoxy – 7 β, 14 α– dihydroxykauran – 16 – en – 15 – one
Ent – 18 – acetoxy- 7 β, 14 α – dihydroxykauran – 16 – en – 15 – one
Ent – 7 β, 14 α – dihydroxykauran – 16 – en – 15 – one
2. Tác dụng sinh học của lá khổ sâm cho lá
Thành phần có tác dụng này là alkaloid toàn phần và chất ent – 7 β – hydroxyl – 15 – oxokauran – 16 – en -18 – yl acetate, có hoạt tính kháng sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum rõ rệt, kể cả chủng nhậy và chủng kháng cloroquin. Ngoài ra chất này còn chứa hoạt tính độc tế bào mạnh đối với các dòng tế bào ung thư người Hep – G2 (ung thư gan), RD (ung thư màng tim), FI (ung thư màng tử cung) và VR (tiền ung thư thận khỉ). Các thành phần flavonoid trong khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn; đặc biệt là thành phần ent – 7 β – hydroxyl – 15 – oxokauran – 16 – en -18 – yl acetate có tác dụng ức chế mạnh với Bacillus sublities, Aspergillusniger, Fusarium oxysporum và nấm Candida albicans.
3. Khổ sâm cho lá, trị bệnh đường tiêu hóa
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng lá khổ sâm để trị một số bệnh đường tiêu hóa, viêm – Đau dạ dày, tá tràng, đại tràng, đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu.
- Khổ sâm cho lá chữa các bệnh dạ dày và dùng để chữa viêm đại tràng mạn tính: sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đại tiện phân sống, nát.

7. BẠCH CẬP
Liên cập thảo, Cam căn (Bản Kinh), Bạch cấp (Biệt Lục), Bạch căn (Ngô Phổ Bản Thảo), Bạch căn, Trúc túc giao, Tuyết như lai, Tử tuệ căn, Tử lan căn, (Hoà Hán Dược Khảo), Nhược lan lan hoa, Từ lan (Quần Phương Phổ)l
Tên khoa học: Beletia hyacinthina R. Br (=Bletilla striata Reichenbach fil.)
Họ khoa học: Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Tiếng Trung: 白芨
Cây Bạch cập
Ở nước ta phía bắc các vùng mát như Hà tuyên, Cao lạng, Hoàng liên Sơn, cüng có loại Bạch cập mọc hoang, nhưng củ như bánh dày nhỏ, loại Trung Quốc có những khối rắn, có màu trắng nâu với 2-3 nhánh con rất đặc biệt. Bạch cập rất hiếm thấy ở nước ta, còn phải nhập.
Bào chế:
Rửa sạch, hấp mềm rồi thái phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc tán bột dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát, sấy nhẹ cho khô, có thể tán bột dùng, làm thuốc hoàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Thành phần hóa học:

Trong Bạch Cập có Bletilla Manna (gồm Mannose và Glucose). Trong rễ tươi có tinh bột [30,48%], Glucose [1,5%], tinh dầu, chất nhầy, nước 14,6%(Trung Dược Học).
Trong Bạch Cập có 55% chất nhầy, 1 ít tinh dầu.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng cầm máu: Tác dụng cầm máu của Bạch cập có liên quan đến thành phần chất nhầy (Trung Dược Học).
Tác dụng của thuốc đối với thủng dạ dầy và hành tá tràng: Thực nghiệm trên chó gây mê, thực nghiệm chọc thủng nhân tạo dạ dầy và tá tràng mỗi chỗ một lỗ đường kính 1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây, bột Bạch cập lấp kín, 40 giây sau hình thành một màng phủ kín lỗ thủng. 
Tác Dung đối với dạ dầy và ruột viêm: Bột Bạch Cập được dùng trong 69 cas loét xuất huyết. Trong tất cả các trường hợp này máu đều cầm lại (trung bình 5-6 ngày).

Vị thuốc Bạch cập
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
Vị đắng, cay, tính hàn (Ngô Phổ Bản Thảo).
Vị cay, không độc (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vị ngọt, tính sáp (Y Học Khởi Nguyên).
Vị đắng, ngọt, tính mát (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Qui kinh:
Vào kinh phế (Bản Thảo Cương Mục).
Vào kinh phế, thận (Bản Thảo Tái Tân)
Vào kinh phế, Vị, Can (Trung Dược Học).
Vào kinh Phế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Công dụng:
Sinh cơ, chỉ thống (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Bổ phế hư, chỉ khái thấu, tiêu phế lao, thu liễm phế khí (Trấn Nam Bản Thảo).
Trị xuất huyết do loét dạ dày:

Tiền Nhạc Niên dùng Bạch cập, Ô tặc cốt, mỗi thứ 2g, ngày uống 3-4 lần, trị 108 ca xuất huyết dạ dày, 3 ngày phân đen chuyển thành vàng 47,4%, 7 ngày chuyển mầu vàng 89 5%, phản ứng máu và phân chuyển sang âm tính sau 3 ngày 20, 6%, 7 ngày chuyển âm tính 76.4% (Tạp Chí Trung Y Giang Tô 1965. 11: 3).

8. TAM THẤT

Tam thất có chữa đau dạ dày hay không?
Cây tam thất là một vị thuốc quí, từ lâu đã được ứng dụng để chữa bệnh trong dân gian. Tam thất hay còn gọi là sâm tam thất. Trước đây, tam thất được xem như vị thuốc “giả nhân sâm” ý nói có thể dùng thay thế nhân sâm.

Cây tam thất là một vị thuốc quí, từ lâu đã được ứng dụng để chữa bệnh trong dân gian.
Trong cuốn Từ điển những cây thuốc Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi cho biết: tam thất có vị đắng, hơi ngọt. Để dễ phân biệt, các bậc tiền nhân có câu nói về tam thất: Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam. Có nghĩa là khi mới nhấm thì thất vị đắng, càng về sau thấy càng ngọt. Tam thất có tác dụng cầm máu, bổ máu, kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng. Những công dụng này rất phù hợp để trị một số bệnh dạ dày.

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra công hiệu của tam thất trong việc điều trị các bệnh đau dạ dày. Trong thành phần của tam thất có chứa đường, nguyên tố khoáng vi lượng như Ca, Fe, đặc biệt trong tam thất chứa 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B…Những hoạt chất này có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, cầm máu, tiêu viêm, giúp nhanh chóng làm lành các vết loét.
Ngoài ra, tam thất còn là vị thuốc giúp kích thích hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng tam thất để điều trị bệnh đường tiêu hóa nói chung và bệnh dạ dày nói riêng.