STRESS
22:25 - 25/09/2019
Stress là một thuật ngữ có giới hạn rộng dùng để chỉ những trạng thái của con nguời xuất hiện do phản ứng với những tác động đa dạng từ bên ngoài.
Y HỌC TỰ NHIÊN
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TỪ THẢO DƯỢC LÀ GÌ ?
VÉN MÀN BÍ MẬT ĐẰNG SAU THÀNH PHẦN MỸ PHẨM
KHÔNG THỂ LÀM TRẮNG DA TỨC THÌ, NHỮNG CHẤT DƯỠNG TRẮNG NÀO AN TOÀN
Khái niệm stress đầu tiên xuất hiện trong sinh học dùng để chỉ phản ứng bình thường của cơ thể đối với bất cứ một tác động có hại nào, sau đó stress bắt đầu được sử dụng để miêu tả các trạng thái của cá nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vi.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người liên tục chịu tác động của các stress khác nhau trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng một lúc. Cá thể và stress là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể, nói cách khác nó vừa chỉ tác nhân công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể (về mặt tâm lý, sinh học và tập tính). Trước các tác nhân công kích đó cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh, có sự cân bằng mới sau khi chịu những tác động đó.
Do vậy khái niệm stress không hoàn toàn được hiểu theo nghĩa tiêu cực, mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá thể.
Tuy nhiên khi cơ thể không đáp ứng và thích nghi được trước sự tác động của các stress đó thì sẽ gây ra các rối loạn (mà chủ yếu là các rối loạn về mặt tâm lý), ảnh hưởng đến sự phát triển của cá thể.
Trẻ em với đặc điểm cơ thể đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, qua nhiều giai đoạn khác nhau, dễ chịu tác động của các stress gây ra những rối loạn về tâm sinh lý, trong đó những bệnh tật cơ thể cũng là một stress đối với trẻ.
- Phản ứng sinh lý của cơ thể trước stress
Phản ứng của cơ thể được biểu hiện bằng hội chứng đặc hiệu dưới dạng những thay đổi trong các hệ thống sinh học do các nguyên nhân không đặc hiệu gây ra [30]. Hội chứng đặc hiệu này còn gọi là “Hội chứng S” hay “Hội chứng thích nghi toàn thân” (General Adaptation Syndrome – GAS), với sự tham gia của hệ thần kinh trung ương (vỏ não, hồi hải mã, tổ chức lưới), hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên, vỏ – tuỷ thượng thận, hệ thần kinh thực vật, hệ miễn dịch.
- Phản ứng tâm lý
Trước tác động của stress, các cá thể có sự tiếp nhận hay chống lại stress, đây là phản ứng mang tính cá thể, nghĩa là khác nhau tuỳ thuộc vào từng cá thể, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình huống gây stress, hoàn cảnh xung quanh, nhân cách – khí chất, tập tính và văn hoá của chủ thể…
Stress là nguyên nhân gây ra phần lớn các rối loạn tâm lý, các phản ứng cảm xúc có thể xảy ra cấp diễn, tức thì hay xảy ra chậm.
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ STRESS
- Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng.
- Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng.
- Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: "Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng". Theo J.Delay: "Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ".
- Hiểu khái niệm chung về stress cho cả hai ý nghĩa bao gồm:
1. Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress (stresseur).
2. Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction).
- Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoả đáng.
- Stress trở nên bệnh lý khi tình thuống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan stress.
PHÂN LOẠI - RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tâm căn (neurosis, nevrose) là William Cullen (1769). Neurosis của Cullen bao gồm nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau, có chung một chẩn đoán âm tính là: không có sốt, không có tổn thương khu trú. Nó là biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh gây trở ngại chủ yếu đến cảm giác và vận động.Thuật ngữ neurosis được nhiều nhà tâm thần học sử dụng, nhưng mỗi tác giả lại đưa ra những quan niệm riêng của mình.
1. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết phân tâm (Freud):
Xuất phát từ lý thuyết về ưu thế của vô thức trong hoạt động tâm thần với thành phần chủ yếu là bản năng tình dục. Freud chia ra 2 loại neurosis chính: Neurosis hiện thời và neurosis chuyển di (tức là chuyển từ những xung đột vô thức thành những triệu chứng neurosis). Freud còn đưa ra loại neurosis tự yêu, khác với neurosis chuyển di ở chỗ xung đột vô thức không chuyển di được, cố định vào bản ngã.
Học thuyết phân tâm về neurosis ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của các nhà tâm thần học trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Tây trong gần nửa đầu của thế kỷ 20.
2. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết Paplov:
Paplov cho rằng neurosis xuất hiện do sự mất thăng bằng của 2 quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động của vỏ não, trên những loại hình thần kinh đặc biệt: tâm căn Hysteria trên loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu, tâm căn suy nhược tâm thần (Psychasthenia) trên loại hình thần kinh lý trí yếu, tâm căn suy nhược trên loại hình thần kinh trung gian yếu.
Học thuyết Paplov về neurosis có ảnh hưởng lớn đến các nhà tâm thần học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ trong gần nửa thế kỷ trước đây.
Ở nước ta, trước khi có ICD.10, chủ yếu áp dụng cách phân loại của Liên Xô cũ và các rối loạn có liên quan stress được áp dụng trong lâm sàng tâm thần học gồm có:
- Tâm căn suy nhược
- Tâm căn Hysteria
- Tâm căn ám ảnh
- Tâm căn suy nhược tâm thần
- Các bệnh cơ thể tâm sinh
- Các trạng thái loạn thần phản ứng.
3. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết tập tính hay hành vi:
Dựa vào những thành công trong thực nghiệm về neurosis, học thuyết tập tính cho rằng các triệu chứng neurosis là những tập tính đã bị thâm nhiễm trong quá trình đáp ứng lại những kích thích của môi trường trong cơ chế khái quát hoá kích thích ban đầu, các tập tính này có thể làm mất đi bằng những phương pháp khử tập nhiễm.
Học thuyết tập tính không đưa ra cách phân loại riêng về neurosis, không quan tâm đến cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh, chỉ quan tâm đến cơ chế tập nhiễm và các phương pháp khử tập nhiễm.
Học thuyết tập tính đã chiếm ưu thế ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ trong cuối thế kỷ 20.
4. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.10:
Các tác giả biên soạn tập ICD.10 thận trọng hơn trong việc sử dụng thuật ngữ, không gọi các rối loạn do stress mà chỉ gọi là các rối loạn có liên quan đến stress (RLLQS).
Trong ICD.10 các rối loạn có liên quan đến stress được phân loại ở các chương F4, F5, F9 mà chủ yếu ở chương F4.
a) Chương F4, ICD.10:
- Các rối loạn bệnh tâm căn (neurosis) như lo âu, ám ảnh, phân ly... Trong các rối loạn tâm căn này, nhân cách có vai trò quan trọng hơn stress.
- Các rối loạn dạng cơ thể: ICD.10 dùng thuật ngữ rối loạn dạng cơ thể chỉ một số các rối loạn trước kia gọi là rối loạn tâm thể (Psycho-somatic).
Đó là:
· Các rối loạn cơ thể hoá F45.0
· Các rối loạn dạng cơ thể không biệt định F45.1
· Các rối loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể F45.3
. Các phản ứng với stress trầm trọng (F43.0)
Các phản ứng này bao gồm:
· Phản ứng stress cấp F43.0
· Rối loạn stress sau sang chấn F43.1
· Các rối loạn sự thích ứng F43.2
Đây là những rối loạn có liên quan chặt chẽ nhất và trực tiếp nhất với stress. Các đặc điểm cơ bản của các phản ứng này là: Các rối loạn làm phát sinh do hậu quả trực tiếp của stress, stress gây bệnh là những stress trầm trọng hoặc tác động liên tục; rối loạn không xảy ra nếu không có tác động của stress.
b) Chương F5, ICD.10:
- Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên có liên quan đến stress: rối loạn hành vi do cảm xúc, rối loạn lo âu - ám ảnh, không nói chọn lọc, rối loạn vận động Tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ăn uống... Một số trong các rối loạn này trước kia gọi là các bệnh tâm căn đơn chứng ở trẻ em.
- Các rối loạn này có liên quan nhiều đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em như: nhân cách chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ chưa vững vàng, khó kiềm chế bản thân, dễ bịám thị, dễ bị tổn thương, lo âu sợ hãi trước kích thích lạ. Những rối loạn này ở trẻ em khó đánh giá vai trò của stress trong chơ chế sinh bệnh.
- Các rối loạn có liên quan đến stress trong ICD.10 được xếp vào các chương mục phần F của ICD.10 và mỗi rối loạn đều kèm theo những tiêu chuẩn chẩn đoán chặt chẽ.
Ở nước ta ngành Tâm thần thống nhất trong cả nước lấy ICD.10 làm cơ sở cho tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ở bệnh viện cũng như ở cộng đồng.
DẤU HIỆU STRESS
Triệu chứng của stress rất nhiều. Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là mệt mỏi. Tiếp đó người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác… Họ mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận. Làm thế nào để biết được khi nào là mệt mỏi thông thường và khi nào mệt mỏi cảnh báo bệnh stress.
Những dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết được căn bệnh này.
- Dễ dàng mệt mỏi và thường rất khó dậy vào buổi sáng.
- Có cảm giác làm việc ngày càng nhiều hơn nhưng kết quả ngày càng tồi tệ.
- Bạn có cảm giác rằng những nỗ lực trong công việc của bạn không được mọi người chú ý.
- Thỉnh thoảng quên những cuộc hẹn.
- Hay cáu giận.
- Ít gặp người thân và bạn bè thân thiết.
Những dấu hiệu này có thể là chưa đầy đủ để bạn nhận ra mình bị stress và biểu hiện stress có thể không giống nhau ở mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta hãy biết lắng nghe cơ thể mình.