UNG THƯ KHOANG MIỆNG
11:54 - 25/09/2019
Ung thư miệng là loại bệnh ác tính xếp thứ 6 trong tổng số ung thư toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 6% tổng số các căn bệnh ung thư.
Ung thư miệng có thể xuất hiện tại lưỡi, trong má, hàm, nướu…tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới 1,5 lần. Tỷ lệ mắc ung thư miệng có liên quan đến sự tăng lên của tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh sau độ tuổi 40 là đặc biệt cao. Theo sự gia tăng của dân số già trên thế giới, trong đó nguy cơ người lớn tuổi mắc bệnh ung thư miệng cũng tăng lên.
Ung thư miệng nguy hiểm như thế nào?
Bất cứ loại ung thư nào cũng nguy hiểm đến sức khỏe của con người, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù mức độ nguy hiểm của ung thư miệng không cao như các bệnh ung thư khác, nhưng cũng gây ra những tổn hại rất lớn đến sức khỏe.
Ung thư miệng thường xuất hiện tại thanh quản, khi tế bào ung thư xâm lấn đến vòm họng sẽ gây ra hiện tượng khàn tiếng. Sau khi khối u trong miệng bị lở loét ra, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn rõ hơn, theo sự phát triển của khối u, tế bào ác tính sẽ xâm lấn đến thần kinh, còn có thể gây ra đau vùng tai và vòm mũi họng. Khối u trong vòm họng phát triển lớn dần sẽ gây ra hiện tượng nuốt khó hoặc cản trở đường hô hấp, hơn nữa ung thư miệng còn di căn đến tuyến hạch gần đó khiến cho tuyến hạch sưng to. Thâm chí có những bệnh nhân còn bị mất cảm giác thèm ăn và giảm cân nhanh chóng mà không rõ lý do.
Ung thư miệng có phương pháp điều trị gì?
Sử dụng đơn thuần một liệu pháp sẽ có những hạn chế nhất định, bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu sử dụng kết hợp giữa 12 kỹ thuật điều trị xâm nhập tối thiểu, căn cứ vào giai đoạn, tình trạng và sức khỏe của từng bệnh nhân khác nhau để đặt ra những pháp đồ điều trị kết hợp mang tính chất cá nhân hóa, phù hợp với từng bệnh nhân, loại bỏ những hạn chế từ việc sử dụng đơn thuần một phương pháp. Chuyên gia của bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu đầu tiên sẽ sử dụng liệu pháp can thiệp, dưới sự định vị chính xác của thiết bị hình ảnh tiến hành dẫn ống rất nhỏ chuyên dụng vào bên trong cơ thể, áp dụng liệu pháp nút mạch, chặn tại những động mạch cung cấp máu cho khối u, cắt đứt sự cung cấp dinh dưỡng đến nuôi khối u, kết hợp kỹ thuật nút mạch và thuốc hóa trị, vừa có thể ngăn được sự cung cấp dưỡng chất cho khối u, vừa phát huy được tác dụng cục bộ của hóa chất, nhưng lại không mang đến những tác dụng phụ như hóa trị toàn thân truyền thống. Trong thời gian đó kết hợp thêm với liệu pháp miễn dịch tế bào sinh học , cấy vào cơ thể bệnh nhân những tế bào kháng ung thư, kích thích phản ứng miễn dịch với ung thư, nâng cao sức đề kháng, mà lại có thể tiêu diệt sự lan rộng của tổ chức ung thư.
Trong toàn bộ quá trình điều trị có thể kết hợp thêm liệu pháp Đông y, thuốc Đông y có tác dụng điều hòa cơ thể, hồi phục sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể chất. Kết hợp những ưu điểm của Đông y và Tây y với nhau hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều lần so với sử dụng một phương pháp đơn thuần.
I, Triệu chứng
Ung thư khoang miệng là khối u ác tính trong khoang miệng thường gặp. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu cũng khá giống với vết loét khoang miệng, rất nhiều bệnh nhân ung thư vòm giai đoạn đầu đã nhầm lẫn rằng bản thân đang bị nhiệt, loét miệng đơn thuần hoặc một căn bệnh về miệng khác, điều này đã dẫn đến việc bỏ lỡ mất cơ hội điều trị sớm và thích hợp nhất. Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu khuyên bạn, hãy nghĩ đến sức khỏe của bản thân, hiểu rõ ràng những triệu chứng khả nghi là ung thư khoang miệng.
Ung thư khoang miệng có những triệu chứng gì?
1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.
2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.
3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.
4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.
5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.
6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.
7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.
8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.
Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.
Chuyên gia ung thư của bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở bạn: những triệu chứng trên tuy rằng là những dấu hiệu thường thấy ở ung thư khoang miệng, nhưng không thể chỉ dựa vào đó mà phán đoán có phải ung thư hay không được. Bởi vì khi viêm khoang miệng cũng xuất hiện những biểu hiện kể trên, tốt nhất nên kịp thời đến bệnh viện khám, xác định rõ ràng, điều trị phù hợp.
II, Chuẩn đoán
Hình thành ung thư miệng là một quá trình bệnh lý mãn tính, trước khi có các biến chứng điển hình hoặc rõ ràng của ung thư, cần trải qua một quá trình chuyển biến vài năm, thậm chí đến mười mấy năm. Kiểm tra định kỳ vùng miệng giúp cho việc kịp thời phòng tránh sự chuyển biến thành ung thư.
Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng
1. Kiểm tra hình ảnh học
(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.
(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.
(3) Kiểm tra CT có thể quan sát kích thước, vị trí, phạm vi xâm lấn của khối u và sự liên quan của khối u đến động mạch cổ, đồng thời có thể giúp phát hiện có bị di căn hạch cổ hay không.
2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết
(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.
(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.
3. Tự kiểm tra
(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.
(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.
(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.
(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.
(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.
(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.
Bác sỹ bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở bạn: một khi phát hiện ung thư khoang miệng hình thành, bắt buộc phải tiến hành điều trị ngay, nếu không nó sẽ đe dọa không nhỏ đến tính mạng.
III, Điều trị
Ung thư khoang miệng là một trong số những ung thư thường gặp ở vùng đầu mặt cổ, theo con số thống kê có liên quan, trong số các bệnh ung thư, tỷ lệ phát bệnh của ung thư khoang miệng chiếm 1.45%- 5.6% so với tổng các bệnh u ác tính, đứng đầu trong số các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ với tỷ lệ 4.7%- 20.3%. Các chuyên gia Ung bướu Bệnh viện Hiện Đại Quảng Châu chỉ ra, để nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư khoang miệng, thì việc lựa chọn được phương pháp điêu trị phù hợp là rất quan trọng.
Có những phương pháp điều trị ung thư khoang miệng nào?
1.Phẫu thuật cắt bỏ
Ung thư khoang miệng giai đoạn sớm ( chưa có di căn hạch cổ), có thể áp dụng đơn độc biện pháp cắt bỏ, đương nhiên, phẫu thuật cắt bỏ kết hợp xạ trị sẽ được ưu tiên dùng hơn là cắt bỏ hay xạ trị đơn thuần.
2.Xạ trị
Xạ trị đơn thuần hay kết hợp với các phương pháp ngoại khoa, thì nó vẫn luôn có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư khoang miệng. Đối với ung thư giai đoạn cuối, khi đã phát hiện được hạch cổ thông qua kiểm tra CT, cần phối hợp xạ trị kết hợp với bác sĩ ngoại khoa, căn cứ vào giải phẫu tại chỗ, phạm vi xâm lấn, mức độ di căn hạch cổ và toàn trạng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị tồng hợp.
3.Hóa trị
Ung thư vùng đầu mặt cổ đa phần là ung thư biểu mô tế bào vảy, kém nhạy cảm với hóa trị liệu. Rất ít khi áp dụng hóa trị đơn độc trong điều trị các ung thư vùng đầu mặt cổ, mà thường kết hợp nó với xạ trị hoặc phẫu thuật, như một liệu pháp bổ trợ.
4.Trung dược
Liệu pháp Trung dược là một biện pháp đặc sắc của Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, đối với những bệnh nhân có thể chất tương đối kém, không thể tiếp nhận được hóa xạ trị, bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp phối hợp Trung dược, để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng chống ung thư cho bệnh nhân ung thư khoang miệng.
5.Liệu pháp xâm lấn vết thương nhỏ
Đối với những khối u tương đối lớn hoặc đã có di căn hạch, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là rất lớn, liệu pháp phẫu thuật vi chấn thương với kỹ thuật hiện đại, có thể tiêu diệt chính xác các tế bào ung thư, có ưu điểm là ít xâm lấn, hồi phục nhanh, hiệu quả rõ rệt, đã nhận được sự đánh giá cao của những người điều trị ung bướu.
6.Liệu pháp ăn uống
Hấp thu một lượng lớn vitamin A có thể tránh được sự tái phát bệnh ung thư khoang miệng, nhưng quá nhiều Vitamin A lại gây độc cho cơ thể, do đó, cần dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
7.Liệu pháp gia đình
Trong thời gian điều trị, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc há miệng, duy trì sự tiết nước bọt và đánh răng, nên cố gắng kéo dài các bài tập làm mềm khoang miệng, đồng thời thường xuyên súc miệng làm sạch khoang miệng (tốt nhất là sử dụng nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn, để thuận tiện hơn cho việc cung cấp nhiều hơn các thực phẩm đảm bảo sức khỏe, và nuốt dung dịch súc miệng này sau khi súc miệng xong, thực hiện một vài lần trong ngày.) Ngoài ra, có thể dùng nước lô hội, để tăng tiết nước bọt tránh khô miệng.
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại nhắn nhủ tới bạn, chọn phương thức điều trị gì, thì ngoài việc phụ thuộc vào bệnh tình, còn phụ thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ, điều kiện kỹ thuật và cơ sở vật chất của bệnh viện. Ngoài ra, tại Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, các bác sĩ sẽ xem xét một cách khách quan tình hình cụ thể của bệnh nhân mà tiến hành hội chẩn đa khoa để quyết định phương án điều trị.