UNG THƯ MŨI HỌNG
15:02 - 25/09/2019
Tỉ lệ phát bệnh ung thư mũi họng có sự khác biệt ở từng chủng tộc, dễ gặp ở người da vàng (Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Phillipines), ít gặp ở người da trắng.
Ung thư mũi họng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tỉ lệ phát bệnh cao ở độ tuổi từ 30-50, và nam gặp nhiều hơn nữ gấp 2 lần.
Ung thư mũi họng có gì nguy hiểm
Ung thư mũi họng ngoài bị chảy máu mũi và đôi khi ù tai ra, cơ bản không hề có triệu chứng rõ ràng, vì vậy phát hiện giai đoạn đầu là rất khó.Nhưng bệnh tình phát triển, tế bào ung thư xâm lấn xung quanh, bề mặt khối u bị loét, chảy máu, gây nên chảy máu mũi, có những bệnh nhân bị chảy máu mũi hoặc tế bào ung thư gây tắc lỗ mũi , và xuất hiện nghẹt mũi, ù tai, thính lực giảm. Ở giai đoạn đầu, do phản xạ của dây thần kinh mạch máu nên dẫn tới đau, giai đoạn muộn do khối u kích thích tới màng não, phá hủy nền sọ, hoặc xâm lấn tới dây thần kinh sọ hoặc khối u chèn ép lên hạc tới tĩnh mạch sọ, dẫn tới đường hồi máu bị tắc gây nên đau từng đợt, cố định vị trí, đặc biệt sẽ đau hơn vào tối.
Nếu không điều trị kịp thời, thậm chí có thể gây nên điếc tai, điếc 1 bên tại, nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể xuất hiện hạch cổ, đau đầu, liệt mặt….hơn nữa sự tuần hoàn máu của tế bào ung thư còn có thể di căn tới cơ quan khác xa hơn, như: phổi, gan, xương…..
Ung thư mũi họng có phương pháp điều trị nào?
Có rất nhiều cách điều trị ung thư mũi họng, hóa trị là một trong những phương pháp hàng đầu trong điều trị ung thư mũi họng, nhưng nếu thể chất bệnh nhân kém, không dùng được tác dụng phụ của lượng hóa chất lớn, khiến cho tế bào ung thư không thể điều trị. Nhưng liệu pháp miễn dịch sinh học có tác dụng đối với những phản ứng phụ của hóa chất, và có thể kết hợp điều trị, đồng thời còn có khả năng bảo vệ chức năng tạo máu của tủy. Như vậy, huyết thanh của bệnh nhân ung thư mũi họng có thể phục hồi thuận lợi cho việc hóa trị. Ngoài ra, bệnh tình lâm sàng biền đổi bất ngờ, có những bệnh nhân có bệnh sử tiểu đường, hoặc rối loạn chức năng thận, hay có những bệnh nhân do dùng thuốc không cẩn thận, dẫn tới suy thận. Lúc này nếu dùng hóa chất mà không cẩn thận, thì sẽ dễ gây nên suy thận. Liệu pháp miễn dịch sinh học có thể đảm bảo trong quá trình điều trị ung thư mũi họng, không gây tổn hại tới chức năng thận. Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch sinh học còn giúp bảo vệ chức năng tim, tăng cảm giác ngon miệng, giảm phù nề, tránh loét miệng….
I, Triệu chứng
Bộ phận vòm họng có vị trí ẩn, các triệu chứng ở giai đoạn đầu không rõ ràng, thông thường các biểu hiện như tắc mũi, chảy máu cam, nhức đầu , ù tai, thường bị bỏ qua, dẫn đến việc bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra đa số đã bước sang giai đoạn cuối, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng thường gặp của ung thư mũi họng
1.Chảy máu cam: chảy máu cam là một trong những triệu chứng của ung thư mũi họng giai đoạn đầu, thường biểu hiện khi một bên chảy máu mũi hoặc trong mũi nhầy có máu, khi lượng máu trong mũi nhầy không nhiều, bệnh nhân thường bỏ qua, nhầm lẫn với viêm mũi hoặc viêm xoang.
2.Nghẹt mũi: Nghẹt mũi là một biểu hiện khác của ung thư mũi họng giai đoạn đầu, thường vị tắc nghẹt một bên. Khi khối u còn nhỏ, hiện tượng nghẹt mũi còn nhẹ, cùng với sự phát triển dần dần của khối u, nghẹt mũi ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể là nghẹt cả hai bên mũi.
3.Ù tai, thính giác kém: Ù tai, tắc, và mất thính lực cũng là một trong những biểu hiện của ung thư mũi họng. Triệu chứng này là do các vật lạ ở trong ống họng gây nên. Thính lực giảm sút cũng có thể là do ung thư mũi họng phát triển làm tổn thương các dây thần kinh thính giác. Ù tai và mất thính lực thường bị chẩn đoán nhầm là viêm tai , hoặc các bệnh khác, dẫn đến thời gian điều trị bị chậm trễ.
4.Đau đầu: Khi chẩn đoán ung thư mũi họng, khoảng 70% bệnh nhân có triệu chứng đau đầu. Triệu chứng đau đầu của bệnh nhân ung thư mũi họng thường biểu hiện ở đau nửa đầu, ở giai đoạn đầu vị trí đau đầu không cố định, không liên tục, có thể là triệu chứng đầu tiên hoặc duy nhất.Đau đầu ở bệnh ung thư mũi họng thường có liên quan tới các tế bào ung thư xâm lấn xương sọ, dây thần kinh và huyết quản.
5.Khối u phần cổ: Ung thư mũi họng di căn xuống phần cổ có số lượng khối u không nhiều, nhưng tăng nhanh, cứng và không đè nén gây đau đớn, tính hoạt động kém.
6.Triệu chứng dây thần kinh sọ: Ngoài các triệu chứng như tê mặt, nhìn đôi, mờ tầm nhìn,mí mắt sụp xuống, lác, còn xuất hiện các triệu chứng khác như không còn cảm giác ở vòm miệng ,vòm miệng tê liệt, khó nuốt, khàn tiếng, lưỡi nghiêng…
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, nếu phát hiện có bất kỳ một trong sáu triệu chứng nói trên, cần phải đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra chẩn đoán, nhằm loại trừ khả năng bị ung thư mũi họng.
II, Chuẩn đoán
Chẩn đoán sớm, điều trị sớm là một trong những phương pháp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư, Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư mũi họng, hãy đến các bệnh viện chuyên khoa để kịp thời tiến hành kiểm tra.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư mũi họng
1.Kiểm tra nội soi mũi họng
Nội soi mũi họng là một trong những phương pháp kiểm tra quan trọng nhất trong chẩn đoán ung thư mũi họng, hơn nữa việc kiểm tra khá đơn giản, kết quả đáng tin cậy. Bác sỹ đưa ống nội soi thông qua khoang mũi bệnh nhân đi sâu vào vòm họng và cổ họng để kiểm tra phần niêm mạc vòm họng để kiểm tra xem có những tổn thương bất thường hay không.
2.Chụp X quang
Kiểm tra bề mặt X quang có thể tìm hiểu được phạm vi của khối u và cơ sở của sự phá hủy xương trong hộp sọ, có tác dụng đối với phân kỳ giai đoạn ung thư mũi họng, chỉ định phương án điều trị. Tia Xquang thường dùng để kiểm tra bề mặt vòm họng và chụp kiểm tra hộp sọ.
3.Chẩn đoán hình ảnh xương hạt nhân phóng xạ
Đây là phương pháp chẩn đoán không gây tổn hại và có tính nhạy cảm cao, thông thường chẩn đoán quét hình ảnh xương, di căn xương dương tính có độ phù hợp cao hơn chụp X quang là 30%, hơn nữa có thể phát hiện tổn thương sớm từ 3-6 tháng.
4.Chụp CT
Chụp CT có thể tìm hiểu được vị trí khối u trong khoang mũi họng, ống quản có bị biến dạng hoặc mất đối xứng hay không, phần yết hầu ẩn có bị nông hay bị biến mất. Ngoài ra còn có thể hiển thị sự xâm lấn đến các phần ngoài khoang mũi họng, chẳng hạn như khoang mũi, hầu họng, vỏ động mạch, hàm trên xoang, mắt, hang xoang trong sọ và cổ họng, di căn hạch bạch huyết…
5.Siêu âm B
Kiểm tra siêu âm B được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị ung thư mũi họng, phương pháp đơn giản, không gây tổn thương, ngoài sử dụng siêu âm B trong kiểm tra di căn hạch bạch huyết tại vùng cổ đối với bệnh nhân ung thư mũi họng, còn dùng cho kiểm tra gan, hạch bạch huyết sau phúc mạc, tìm hiểu có di căn ở những bộ phận này hay không.
6.Kiểm tra hình ảnh cộng hưởng từ
Kiểm tra hình ảnh cộng hưởng từ ( MRI) có thể hiển thị rõ ràng các tầng, rãnh, chất xám, chất trắng và tâm thất, ống dẫn dịch não tủy, các mạch máu, có thể xác định chính xác ranh giới của các khối u, đồng thời, kiểm tra MRI hỗ trợ rất lớn cho việc kiểm tra não có tổn thương sau xạ trị hay không.
7.Chẩn đoán huyết thanh học
Vì mức độ kháng thể virus EB trong huyết thanh của bệnh nhân ung thư mũi họng có sự chênh lệch rõ ràng với các bệnh nhân mắc u ác tính khác hoặc người khỏe mạnh, do đó chẩn đoán huyết thanh học có thể được sử dụng như phương pháp hỗ trợ chẩn đoán ung thư.
8.Chẩn đoán bệnh lý học
Căn cứ chẩn đoán cuối cùng đối với ung thư mũi họng là chẩn đoán bệnh lý học, dưới đây là các phương pháp lấy mẫu tế bào sinh thiết ung thư mũi họng:
(1)Lấy sinh thiết thông qua miệng
(2)Sinh thiết thông qua khoang mũi
(3)Chọc hút bằng kim vào vòm họng
III, Điều trị
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu đã chỉ ra rằng, điều trị ung thư mũi họng không phải điều trị riêng tại bộ phận đó hoặc chỉ dùng một phương pháp, mà cần phải căn cứ vào bệnh tình cụ thể để vận dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị , xạ trị, điều trị xâm lấn… kết hợp với nhau, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho việc điều trị.
Chỉ có chọn lựa các phương pháp điều trị thích hợp mới có thể giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe, các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu giới thiệu các phương pháp điều trị ung thư mũi họng như sau:
Điều trị ung thư mũi họn
1.Phẫu thuật
(1)Với các loại bệnh lý có tính phân hóa cao như ung thư biểu mô tế bào vảy, hoặc ung thư tuyến, và các khối u không nhạy cảm với xạ trị, các tổn thương ở thành trước hoặc sau, với bệnh nhân không bị hạn chế phẫu thuật toàn bộ có thể xem xét để cắt bỏ các tổn thương chính.
(2)Bệnh nhân sau xạ trị hoặc cổ có khối u hoặc các tổn thương tái phát, nếu hạn chế phần phía sau hoặc trước vòm họng, nền sọ chưa bị phá hoại, có thể xem xét việc loại bỏ các tổn thương.
(3)Khi phần cổ có khối u hoặc tái phát, nếu phạm vị còn hạn chế được, có thể xem xét việc phẫu thuật bóc tách nút hạch bạch huyết ở cổ.
2.Xạ trị
Xạ trị là phương pháp được các bệnh nhân ung thư mũi họng lựa chọn đầu tiên, áp dụng xạ trị có thể giết chết các tế bào ung thư nhanh chóng, nhưng nhược điểm là trong quá trình xạ trị, thường không thể tránh khỏi các phản ứng xạ trị ảnh hướng đến các tế bào bình thường, các phản ứng xạ trị bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa, ,miệng không có vị hoặc có vị chua, mất ngủ hoặc buồn ngủ… mặc dù cấp độ khác nhau, nhưng các triệu chứng có thể khắc phục, để hoàn thành quá trình điều trị xạ trị.
3.Hóa trị
Điều trị ung thư mũi họng bằng hóa trị là phương pháp điều trị tại chỗ, thông thường sẽ kết hợp hóa trị với các loại thuốc, có thể làm thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt các tổn thương nhỏ, nâng cao hiệu quả điều trị.
4.Điều trị xâm lấn trúng đích
Hiện nay, điều trị xâm lấn trúng đích là phương pháp khá tiên tiến đối với ung thư mũi họng, có các ưu điểm vết thương nhỏ, tính lặp lại cao, hiệu quả thực tế, ít tác dụng phụ, mục tiêu cụ thể, phục hồi nhanh chóng, ưu thế của phương pháp này trong điều trị ung thư mũi họng khá rõ ràng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.