UNG THƯ TÁ TRÀNG

UNG THƯ TÁ TRÀNG

15:58 - 25/09/2019

Ung thư tá tràng là ung thư không thường gặp, ung thư tá tràng chiếm ung thư toàn thân không tới 1%.

SARCOMA XƯƠNG
KHỐI U PHẦN MỀM
BỆNH BẠCH CẦU
UNG THƯ GAN
UNG THƯ VÚ

Tỉ lệ mắc ung thư tá tràng ở độ tuổi 50-70 khá cao, hơn nữa tỉ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ, tuy tỉ lệ phát bệnh không cao nhưng cũng không nên coi thường.

Nguyên nhân và biểu hiện của ung thư tá tràng?

Hiện nay nguyên nhân ung thư tá tràng vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng billirubin và dịch tụ, như lithocholic acid, cholic acid cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng, loét tá tràng hoặc túi thừa và di truyền cũng có mối quan hệ nhất định với ung thư tá tràng.

Khi bệnh nhân mắc ung thư tá tràng, thường thấy khó chịu ở vùng bụng trên hoặc đau âm ỉ, sau khi ăn cơn đau vẫn không dứt, hơn nữa cơn đau kéo dài ra cả phía sau. Bệnh nhân thậm chí còn có hiện tượng chán ăn, buồn nôn và nôn, thể trạng kém đi, hơn nữa còn xuất hiện hiện tượng sốt và thiếu máu. Đường tiêu hóa của bệnh nhân có thể xuất hiện xuất huyết mãn tính lượng nhỏ trong thời gian dài hoặc chảy máu liên tục, như đại tiện ra máu hoặc phân đen. Khi khối u phát triển hoặc xâm lấn tới các mô xung quanh, một số bệnh nhân có thể sờ thấy khối u ở góc phần tư bên phải phía trên.

Phương pháp điều trị ung thư tá tràng là gì?

Phương pháp phẫu thuật luôn là phương pháp được ưu tiên trong điều tị ung thư tá tràng. Có thể tùy thuộc vào vị trí khối u và tình trạng khối u để lựa chọn điều trị phẫu thuật, nhưng dễ dàng sót lại tế bào ung thư, dễ tái phát, hơn nữa một số bệnh nhân khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, không thể tiến hành phẫu thuật.

Bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư, phá vỡ mô hình điều trị truyền thống, mở ra mô hình điều trị “ xâm nhập tối thiểu trúng đích, Đông – Tây Y kết hợp ”. Các chuyên gia áp dụng can thiệp mạch cục bộ, cấy hạt phóng xạ, kết hợp điều trị miễn dịch sinh học. Đầu tiên với sự hướng dẫn của thiết bị hình ảnh, ống siêu dẫn trực tiếp được đưa vào trong khối u, và thuốc hóa chất được đưa vào trong khối u một cách chính xác, cắt đứt sự sinh trưởng của các mạch máu mới của khối u, với mục đích điều trị và ức chế khối u.

Tiếp tục kết hợp với liệu pháp cấy hạt phóng xạ, các hạt phóng xạ được cấy vào trong với mục đích tiêu diệt những tế bào còn sót lại, những hạt phóng xạ này duy trì bức xạ tia γ để tiêu diệt khối u.

Đồng thời kết hợp liệu pháp điều trị miễn dịch sinh học, để đưa những tế bào miễn dịch có hoạt tính kháng ung thư vào trong khối u, giúp nâng cao sức miễn dịch của bệnh nhân và hiệu quả điều trị.

I, Triệu chứng
Ung thư tá tràng có thể là u nguyên phát, cũng có thể là thứ phát từ khối u ác tính của các cơ quan xung quanh như dạ dày, đường mật và tuyến tuỵ xâm lấm trực tiếp đến tá tràng. U nguyên phát ác tính tá tràng tuy ít gặp nhưng cũng cần được chú ý.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tá tràng
Ung thư tá tràng là loại ung thư ít gặp, trong số các loai u ác tính trên cơ thể thì ung thư tá tràng có tỷ lệ mắc bệnh chưa đến 1%. Ung thư tá tràng thường phát bệnh trong độ tuổi từ 50-70, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới một chút.
Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư tá tràng?
Hiện nay nguyên nhân gây ra ung thư tá tràng vẫn chưa rõ ràng. Nhưng các chất bài tiết có trong dịch mật và dịch tuỵ có chứa một số chất nào đó như axit Lithocholic có thể là nguyên tố gây ung thư. Các bệnh như polyp trong gia tộc, các u biểu mô lành tính có thể sẽ có liên quan đến việc mắc bệnh ung thư tá tràng. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho thấy rằng, viêm tá tràng hoặc túi thừa và yếu tố di truyền cũng có mối quan hệ nhất định với ung thư tá tràng.
Triệu chứng của ung thư tá tràng là gì?
1.Đau: có biểu hiện là khó chịu phần bụng trên hoặc đau âm ỉ, sau khi ăn cũng không thấy giảm đau, đôi khi đau nhói ra sau lưng.
2.Chán ăn, nôn, buồn nôn: đây là các triệu chứng do đường tiêu hoá, chiếm 30%-40% tỷ lệ mắc bệnh trong ung thư tá tràng. Nếu như buồn nôn nhiều, nôn ra nhiều thứ, đa số là do khối u lớn lên và làm tắc khoang ruột, dẫn đến một phần hoặc cả tá tràng bị tắc nghẽn.
3.Thiếu máu, chảy máu: đây là triệu chứng ung thư tá tràng thường gặp nhất, chảy máu chủ yếu là mất máu mãn tính như đại tiện có máu, đại tiện ra phân màu đen.
4.Vàng da: vàng da là do khối u làm tắc túi ampulla, loại u này dẫn đến vàng da thường là do hoại tử khối u làm cho hoàng đản không ổn định, thông thường sau khi có kết quả dương tính về máu trong đại tiện thì triệu chứng vàng da cũng giảm dần, ngoài ra thì vàng da còn đi kèm với hiện tượng đau bụng.
5.Sút cân: sút cân là triệu chứng ung thư tá tràng thường gặp, nhưng khi có triệu chứng sút cân thì chứng tỏ hiệu quả điều trị không còn tốt nữa.
6.U ở vùng bụng: khi khối u lớn lên hoặc xâm lấn sang các tổ chức xung quanh khác, một số bệnh nhân có thể sờ thấy cục u ở bụng.
Các chuyên gia bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu cũng nhắc nhở rằng: nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ung thư tá tràng tương tự thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
II, Chuẩn đoán
Biểu hiện lâm sàng của ung thư tá tràng thường không rõ ràng, không có gì khác biệt, giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng gì, cũng có thể có triệu chứng như đau bụng, khó chịu phần bụng trên. Cùng với sự phát triển của khối u có thể xuất hiện các hiện tượng như đau bụng hơn, buồn nôn, xuất huyết, sút cân, hoặc cũng có triệu chứng vàng da, đại tiện ra máu. Vậy thì cần chẩn đoán ung thư tá tràng như thế nào?

Ung thư tá tràng có những cách chẩn đoán nào?
Chẩn đoán ung thư tá tràng cần phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, dựa vào các kết quả kiểm tra để chẩn đoán. Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán ung thư tá tràng bao gồm:
1.Hypotonic Duodenography: đặc trưng chủ yếu là có thể quan sát thấy độ cứng của thành ruột, nếp nhăn ở niêm mạc bị vỡ, các khoang và đường ống bị hẹp lại, tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên đến 93%.
2.Chụp mật tuy ngược dòng qua nội soi hoặc chụp nội soi chất xơ: chụp nội soi chất xơ tá tràng là phương pháp kiểm tra hỗ trợ quan trọng, là chẩn đoán định tính. Nội soi chất sơ tá tràng có thể quan sát trực tiếp thấy vị trí, hình dạng và phạm vi của bệnh biến, và có thể lấy mẫu định tính, vì thế mà có giá trị quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư tá tràng giai đoạn đầu, nhưng khó tiến hành kiểm tra đoạn xa của tá tràng.
3.Chụp CT: CT trong chẩn đoán ung thư tá tràng có độ chính xác thấp nhưng có thể biết được mối quan hệ của khối u với các cơ quan xung quanh và tình hình di căn khoang bụng, hạch phúc mạc sau và gan.
Ung thư biểu mô tá tràng thể nhú giai đoạn đầu CT có biểu hiện là thể nhú tá tràng lớn lên, u thể nhú cao hơn thành ruột rõ rệt, điều này là biểu hiện có tính đăc trưng trong ung thư biểu mô tá tràng thể nhú.
Khi kiểm tra ung thư tá tráng thì cần chú ý xem có còn ổ bệnh ở vi trí khác hay không, xem có bị ảnh hưởng bởi dạ dày, đường ruột và khí trong khoang ruột hay không.
4.Kiểm tra siêu B: kiểm tra siêu B vùng bụng cho kết quả khá thấp đối với ung thư tá tràng, nhưng có tỷ lệ phát hiện khá cao đối với các triệu chứng gián tiếp của sự giãn ống mật, ống tuỵ, có tác dụng đối với việc kiểm tra thêm và giúp ích cho việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
Chuyên gia của Bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu cũng nhắc nhở rằng: nếu phát hiện cơ thể có điều gì không thoải mái trong người thì nên đến bệnh viện để kiểm tra, nếu được chẩn đoán là ung thư tá tràng thì cần được tiến hành điều trị ngay.
III, Điều trị
Sau khi phát hiện mắc ung thư tá tràng, bệnh nhân không nên từ bỏ, mà cần tích cực điều trị, nhưng đối mặt với rất nhiều phương pháp điều trị, người bệnh cần chọn phương pháp điều trị phù hợp với mình như thế nào?

Phương pháp điều trị ung thư tá tràng
1.Phẫu thuật: phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên để điều trị ung thư tá tràng. Có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật dựa vào vị trí khối u và bệnh tình của bệnh nhân, trong đó bao gồm: cắt bỏ tá tràng đầu tuỵ, cắt bỏ đường tá tràng theo từng đoạn, cắt bỏ cục bộ khối u đầu vú và cắt bỏ đa số dạ dày. Nhưng thường sót lại tế bào ung thư, dễ gây tái phát.
2.Xạ trị và hoá trị: xạ trị và hoá trị không có hiệu quả rõ rệt trong điều trị ung thư tá tràng, nhưng hoá trị có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nhưng xạ trị và hoá trị có thể sử dụng kết hợp với trong hoặc sau phẫu thuật, có thể nâng cao tỷ lệ cắt bỏ của phẫu thuật và làm giảm khả năng ung thư tá tràng tái phát. Nhưng trong quá trình điều trị sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn.
3.Ống đỡ nội soi: đối với những bệnh nhân mà trước khi phẫu thuật được chẩn đoán có khối u lớn bao quanh huyết quản quan trọng xung quanh mà không thể phẫu thuật cắt bỏ hoặc bệnh nhân giai đoạn cuối đã có di căn xa có thể đặt ống đỡ nhờ ERCP hoặc ống dẫn đường mật xuyên gan qua da (PTCD).
Cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tá tràng
Liệu pháp cấy hạt phóng xạ: thông qua việc nhập kích thước khối u mà kết quả CT hoặc MRI có được của bệnh nhân vào trong hệ thống kế hoạch định hướng 3 chiều, cho ra một hình ảnh 3D có kích thước giống với khối u, lại dựa vào vị trí, hình dạng, kích thước khối u để đưa ra phác đồ điều trị hoàn chỉnh, đặt ra cần cấy bao nhiêu hạt phóng xạ, mỗi hạt đặt ở vị trí nào.
Dưới sự hướng dẫn của hình ảnh CT hoặc siêu B, dùng một bộ máy móc đặc thủ đưa hạt 125I đặt trực tiếp vào trong tổ chức khối u, mà hạt 125I là một loại hạt nhân phóng xạ có chứa năng lượng có thể phát ra tia γ cự ly ngắn liên tục giết chết tế bào ung thư, có tác dụng điều trị phóng xạ đối với khối u, quá trình điều trị sẽ không có tác dụng phụ.
Các chuyên gia bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu cũng nhắc nhở rằng: cho dù bệnh nhân mắc bệnh ung thư gì cũng cần phải giữ tâm lý tốt, kết hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị, cuối cùng bạn sẽ chiến thắng căn bệnh ung thư này.